Bài 23. Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản

Axit clohidric có đầy đủ tính chất của một axit hay không? Nó có những tính chất nào khác so với các axit thông thường? Nhận biết ion Cl bằng cách nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài giảng Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua để làm rõ các vấn đề nêu trên.

Nội dung bài học


I. HIDRO CLORUA

1. Cấu tạo phân tử: hay H -Cl

Hidro clorua là hợp chất cộng hóa trị, phân tử có cực ( hiệu độ âm điện giữa nguyên tử clo và nguyên tử hidro : 3,16-2,20= 0,96)

2. Tính chất

- Hiđroclorua là chất khí, không màu, tan nhiều trong nước (1lít nước hòa tan 500 lít HCl)

- Hiđroclorua nặng hơn không khí

- Khí HCl không làm quì tim (khô) hóa đỏ

- Khí HCl không tác dụng với CaCO3,...

- Dung dịch thu được là axit nên làm dung dịch quỳ tím ngả sang màu đỏ. Vậy, khí HCl tan rất nhiều trong

nước. Người ta xác định được ở 20oC, một thể tích nước có thể hòa tan tới gần 500 thể tích khí HCl.

II. AXIT CLOHIDRIC

1. Tính chất vật lí

Axit clohiđric là chất lỏng không màu, mùi xốc.

HCl đặc C% ≈ 37% và D = 1,19(g/ml)

HCl đặc bốc khối trong không khí ẩm.

2. Tính chất hóa học

Axit clohiđric là axit mạnh có đầy đủ tính chất của một axit: là làm đổi màu quỳ, tác dụng với kim loại đứng

trước Hidro, tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo muối + nước và tác dụng được với muối.

Ví dụ:

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O

2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O

Tính khử của HCl

Trong phân tử HCl, nguyên tử clo có số oxi hóa là -1 dễ bị oxi hóa lên Cl2.

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

3. Điều chế

rong phòng thí nghiệm

NaCl + H2SO4 →(t <250oC) NaHSO4 + HCl

2NaCl + H2SO4 →(t > 400oC) Na2SO4 + 2HCl

Trong công nghiệp

Phương pháp sunfat : từ NaCl và H2SO4 đậm đặc.

Phương pháp tổng hợp : Từ H2 và Cl, đốt Cl2 và H2 lấy từ phương trình điện phân dung dịch NaCl

H2 + Cl2 → 2HCl

Phương pháp clo hoá các chất hữu cơ: C2H6 + Cl2 → C2H5Cl +HCl

III. MUỐI CLORUA VÀ NHẬN BIẾT ION CLORUA

1. Một số muối clorua

Muối clorua là muối của axit clohiđric.

Đa số muối clorua đều dễ tan trong nước, một vài muối không tan : AgCl, PbCl2 (không tan trong nước lạnh, tan khá nhiều trong nước nóng), CuCl, HgCl2

Một số muối clorua dễ bay hơi ở nhiệt độ cao như Cu(II) clorua, sắt(III) clorua, thiếc(IV) clorua…

2. Nhận biết ion clorua

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

AgNO3 + HCl→ AgCl↓ + HNO3

→ Kết luận : Dung dịch AgNO3 là thuốc thử để nhận biết ion clorua.

 

 

Đánh giá

Bài 23. Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản


CHƯƠNG 1 NGUYÊN TỬ Bài 2. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị Bài 3. Luyện tập: Thành phần nguyên tử Bài 4. Cấu tạo vỏ nguyên tử Bài 5. Cấu hình electron nguyên tử Bài 6. Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử CHƯƠNG 2 BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cầu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Bài 11. Luyện tập: Bảng tuần hoàn sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học CHƯƠNG 3 LIÊN KẾT HÓA HỌC Bài 13. Liên kết cộng hóa trị Bài 14. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử Bài 15. Hóa trị và số oxi hóa Bài 16. Luyện tập: Liên kết hóa học CHƯƠNG 4 PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ Bài 18. Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ Bài 19. Luyện tập: Phản ứng oxi hoá – khử Bài 20. Bài thực hành số 1: Phản ứng oxi hóa – khử CHƯƠNG 5 NHÓM HALOGEN Bài 22. Clo Bài 23. Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua Bài 24. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo Bài 25. Flo – Brom – Iot Bài 26. Luyện tập: Nhóm halogen Bài 27. Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo Bài 28. Bài thực hành số 3: Tính chất của Brom và Iot Bài 30. Lưu huỳnh Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh Bài 32. Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit Bài 33. Axit sunfuric – Muối sunfat Bài 34. Luyện tập oxi và lưu huỳnh CHƯƠNG 7 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC Bài 37. Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học Bài 38. Cân bằng hóa học Bài 39. Luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học