Bài 16. Luyện tập: Liên kết hóa học | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản

Nội dung bài giảng Luyện tập: Liên kết hóa học củng cố lại kiến thức về các loại liên kết hóa học chính để vận dụng, giải thích sự hình thành một số loại phân tử. Đặc điểm cấu trúc và đặc điểm liên kết của ba loại tinh thể. Rèn kĩ năng xác định hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất.

Nội dung bài học


A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. Liên kết hóa học

1.Liên kết ion

Định nghĩa: Liên kết ion là liên kết được tạo thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.

Bản chất của liên kết: Electron chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.

Hiệu độ âm điện: ≥ 1,7

Đặc tính: bền

2.Liên kết cộng hóa trị

Định nghĩa: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Bản chất liên kết:

Cộng hóa trị không cực: đôi electron chung không lệch về nguyên tử nào.

Cộng hóa trị có cực: đôi electron chung lệch về nguyên tử nào có độ âm điện lớn hơn.

Hiệu độ âm điện

Cộng hóa trị không cực: 0 đến < 0,4

Cộng hóa trị có cực: từ 0,4 đến < 1,7

Đặc tính: bền

II.Mạng tinh thể

1.Tinh thể ion

Khái niệm: Các cation và anion được phân bố luân phiên đều đặn ở các điểm nút của mạng tinh thể ion.

Lực liên kết: Các ion mang điện tích trái dấu  hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Lực này lớn

Đặc tính: Bền, khá rắn, khó bay hơi khó nóng chảy.

2. Mạng tinh thể nguyên tử

Khái niệm: Ở các điểm điểm nút của mạng tinh thể nguyên tử là những nguyên tử.

Lực liên kết: Các nguyên tử liên kết với nhau bằng lực liên kết cộng hóa trị. Lực này lớn

Đặc tính: Bền, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi.

3.Mạng tinh thể phân tử

Khái niệm: Ở các điểm nút của mạng tinh thể phân tử là những phân tử

Lực liên kết: Các phân tử liên kết với nhau bằng lực hút giữa các phân tử, yếu hơn nhiều lực hút tĩnh điện giữa các ion và lực liên kết cộng hóa trị.

Đặc tính: Không bền, dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

Đánh giá

Bài 16. Luyện tập: Liên kết hóa học | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Phương trình hóa học

Bài học này không có phương trình hóa học nào liên quan

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản


CHƯƠNG 1 NGUYÊN TỬ Bài 2. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị Bài 3. Luyện tập: Thành phần nguyên tử Bài 4. Cấu tạo vỏ nguyên tử Bài 5. Cấu hình electron nguyên tử Bài 6. Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử CHƯƠNG 2 BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cầu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Bài 11. Luyện tập: Bảng tuần hoàn sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học CHƯƠNG 3 LIÊN KẾT HÓA HỌC Bài 13. Liên kết cộng hóa trị Bài 14. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử Bài 15. Hóa trị và số oxi hóa Bài 16. Luyện tập: Liên kết hóa học CHƯƠNG 4 PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ Bài 18. Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ Bài 19. Luyện tập: Phản ứng oxi hoá – khử Bài 20. Bài thực hành số 1: Phản ứng oxi hóa – khử CHƯƠNG 5 NHÓM HALOGEN Bài 22. Clo Bài 23. Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua Bài 24. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo Bài 25. Flo – Brom – Iot Bài 26. Luyện tập: Nhóm halogen Bài 27. Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo Bài 28. Bài thực hành số 3: Tính chất của Brom và Iot Bài 30. Lưu huỳnh Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh Bài 32. Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit Bài 33. Axit sunfuric – Muối sunfat Bài 34. Luyện tập oxi và lưu huỳnh CHƯƠNG 7 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC Bài 37. Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học Bài 38. Cân bằng hóa học Bài 39. Luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học