Bài 38. Cân bằng hóa học | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản

Bài giảng trình bày cụ thể thế nào là Cân bằng hóa học và sự chuyển dịch cân bằng hóa học; Vận dụng được nguyên lí Sơ-sa-tơ-li-ê để xét đoán sự chuyển dịch hóa học.

Nội dung bài học


I. PHẢN ỨNG MỘT CHIỀU, PHẢN ỨNG THUẬN NGHỊCH VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

1. Phản ứng một chiều

Là phản ứng chỉ xảy ra theo 1 chiều từ trái sang phải

Ví dụ: 2KClO   →   2KCl + 3O2

2. Phản ứng thuận nghịch

Là những phản ứng trong cùng điều kiện xảy ra theo 2 chiều trái ngược nhau.

Vd : Cl2  + H2O ⥩    HCl + HClO

3. Cân bằng hóa học

Định nghĩa: Cân bằng hóa học trạng thái của phản ứng  thuận nghịch khi tốc độ phản ứng  thuận bằng tốc độ phản ứng  nghịch.

Cân bằng hóa học là một cân bằng động.

Ở trạng thái cân bằng thì trong hệ luôn luôn có mặt chất phản ứng và các chất sản phẩm

II. SỰ CHUYỂN DỊCH CÂN BẰNG HÓA HỌC

Định nghĩa : Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự dịch chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động từ các yếu tố bên ngoài lên cân bằng

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG HÓA HỌC

1. Ảnh hưởng của nồng độ

Khi tăng nồng độ của CO2 → Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (nhằm làm giảm nồng độ CO2)

Khi giảm nồng độ của CO2 → Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (nhằm làm tăng nồng độ CO2)

Kết luận: Khi tăng nồng độ của một chất cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của chất đó và ngược lại.

Lưu ý: Nếu trong hệ cân bằng có chất rắn tham gia, thì việc thêm hoặc bớt chất rắn không ảnh hưởng gì tới cân bằng.

2. Ảnh hưởng của áp suất

Khi tăng áp suất→Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (nhằm làm giảm áp suất tức làm giảm số mol khí)

Khi giảm áp suất→Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (nhằm làm tăng áp suất tức tăng số mol khí)

Kết luận: Khi tăng áp suất của hệ cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất (tức làm giảm số mol khí) và ngược lại.

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Phản ứng thu nhiệt : ∆H >0 (làm nhiệt độ giảm)

Phản ứng tỏa nhiệt : ∆H <0 (làm nhiệt độ tăng)

Khi tăng nhiệt độ→Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (chiều thu nhiệt nhằm làm giảm nhiệt độ).

Khi giảm nhiệt độ→Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (chiều tỏa nhiệt nhằm làm tăng nhiệt độ).

Kết luận: 

Khi tăng nhiệt độ cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (nhằm làm giảm nhiệt độ).

Khi giảm nhiệt độ cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt (nhằm làm tăng nhiệt độ).

4. Vai trò của chất xúc tác

Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng hóa học.

Khi phản ứng thuận nghịch chưa ở trạng thái cân bằng thì chất xúc tác có tác dụng làm cho cân bằng nhanh chóng được thiết lập hơn.

IV. Ý NGHĨA CỦA TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC TRONG SẢN XUẤT HÓA HỌC

Ví dụ 1: 

 Để thu được nhiều SO3 phải:

Tăng nồng độ O2 bằng cách dùng dư không khí.

Nếu giảm nhiệt độ thì tốc độ phản ứng xảy ra chậm do đó phải thực hiện ở nhiệt độ hợp lí là 450-5000C và dùng thêm chất xúc tác là V2O5

​Ví dụ 2: 

Để thu được nhiều NH3 phải:

Thực hiện ở áp suất cao.

Nếu giảm nhiệt độ thì tốc độ phản ứng xảy ra chậm do đó phải thực hiện ở nhiệt độ hợp lí là 450-5000C và dùng thêm chất xúc tác là Fe, K2O và Al2O3.  

 

Đánh giá

Bài 38. Cân bằng hóa học | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Phương trình hóa học

Bài học này không có phương trình hóa học nào liên quan

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản


CHƯƠNG 1 NGUYÊN TỬ Bài 2. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị Bài 3. Luyện tập: Thành phần nguyên tử Bài 4. Cấu tạo vỏ nguyên tử Bài 5. Cấu hình electron nguyên tử Bài 6. Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử CHƯƠNG 2 BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cầu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Bài 11. Luyện tập: Bảng tuần hoàn sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học CHƯƠNG 3 LIÊN KẾT HÓA HỌC Bài 13. Liên kết cộng hóa trị Bài 14. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử Bài 15. Hóa trị và số oxi hóa Bài 16. Luyện tập: Liên kết hóa học CHƯƠNG 4 PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ Bài 18. Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ Bài 19. Luyện tập: Phản ứng oxi hoá – khử Bài 20. Bài thực hành số 1: Phản ứng oxi hóa – khử CHƯƠNG 5 NHÓM HALOGEN Bài 22. Clo Bài 23. Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua Bài 24. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo Bài 25. Flo – Brom – Iot Bài 26. Luyện tập: Nhóm halogen Bài 27. Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo Bài 28. Bài thực hành số 3: Tính chất của Brom và Iot Bài 30. Lưu huỳnh Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh Bài 32. Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit Bài 33. Axit sunfuric – Muối sunfat Bài 34. Luyện tập oxi và lưu huỳnh CHƯƠNG 7 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC Bài 37. Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học Bài 38. Cân bằng hóa học Bài 39. Luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học