Bài 33. Axit sunfuric – Muối sunfat | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản

Nội dung bài học Axit sunfuric - Muối sunfat tìm hiểu axit sunfuric đặc và loãng có những tính chất hóa học nào giống và khác những axit khác? Axit sunfuric có vai trò như thế nào đến nền kinh tế quốc dân? Phương pháp sản xuất axit sunfuric như thế nào?

Nội dung bài học


I. AXIT SUNFURIC

1. Tính chất vật lý

Axit sunfuric (H2SO4) là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước (H2SO4 98% có D = 1,84 g/cm3).

H2SO4 tan vô hạn trong nước và toả nhiệt rất nhiều nhiệt. Nếu ta rót nước vào H2SO4, nước sôi đột ngột và kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm. Vì vậy, muốn pha loãng axit H2SO4 đặc, người ta phải rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thuỷ tinh mà không được làm ngược lại.

2. Tính chất hoá học

a. Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng

              Dung dịch axit sunfuric loãng có những tính chất chung của axit, đó là:

                    -   Đổi màu quỳ tím thành đỏ.

                    -   Tác dụng với kim loại hoạt động, giải phóng khí hiđro.

                    -   Tác dụng với oxit bazơ và với bazơ.

                    -  Tác dụng được với nhiều muối.

b. Tính chất của axit sunfuric đặc

            Axit sunfuric đặc có những tính chất hoá học đặc trưng sau:

            - Tính oxi hoá mạnh:

            Axit sunfuric đặc, nóng có tính oxi hoá rất mạnh, nó oxi hoá được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim (C, S, P,...) và nhiều hợp chất:

 2H2SO4 + Cu  ––> CuSO4 + H2O + SO2                           

 2H2SO4 + S  ––> 3SO2 + 2H2O                      

 2H2SO4 + 2KBr  ––> Br2 + SO2 + 2H2O + K2SO2

- Tính háo nước.

Axit sunfuric đặc hấp thụ mạnh nước. Nó cũng hấp thụ nước từ các hợp chất từ các hợp chất gluxit. Thí dụ, nhỏ H2SO4 đặc vào đường saccarozơ

3. Ứng dụng

            Axit sunfuric là hoá chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành sản xuất. Hàng năm, các nước trên thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn H2SO4.

            Axit sunfuric được dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt rửa tổng hợp, tơ sợi hoá học, chất dẻo, sơn màu, phẩm nhuộm, dược phẩm, chế biến dầu mỏ...

4. Sản xuất axit sunfuric

            Axit sunfuric được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp xúc. Phương pháp này có 3 công đoạn chính.

a. Sản xuất lưu huỳnh đioxit (SO2)

            Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu có sẵn, người ta đi từ nguyên liệu ban đầu là lưu huỳnh hoặc pirit sắt FeS2...

            - Đốt cháy lưu huỳnh:

                                    S + O2   ––> SO2    

            - Đốt quặng pirit sắt FeS2:

                                    4FeS2 + 11O2  ––>2Fe2O3 + 8SO2

b. Sản xuất lưu huỳnh trioxit (SO3)

            Oxi hoá SO2 bằng khí oxi hoặc không khí dư ở nhiệt độ 450 - 500oC, chất xúc tác là vanađi(V) oxit V2O5:

                        2SO2 + O2    2SO3

c. Hấp thụ SO3 bằng H2SO4

Dùng H2SO4 98% hấp thụ SO3, được oleum H2SO4 .nSO3:

H2SO4 + nSO ––>H2SO4 .nSO3

 Sau đó dùng lượng nước thích hợp pha loãng oleum, được H2SO4 đặc:

H2SO4 .nSO3 + nH2O   ––> (n + 1) H2SO4

II. MUỐI SUNFAT. NHẬN BIẾT ION SUNFAT

1. Muối sunfat

            Muối sunfat là muối của axir sunfuric. Có 2 loại muối sunfat:

            - Muối trung hoà (muối sunfat) chứa ion sunfat SO. Phần lớn muối sunfat đều tan trừ BaSO4, SrSO4, PbSO4 không tan.

            - Muối axit (muối hiđrosunfat) chứa ion hiđrosunfat HSO

2. Nhận biết ion sunfat

            Thuốc thử nhận biết ion sunfat SOlà dung dịch muối bari. Sản phẩm phản ứng là bari sunfat BaSO4 kết tủa trắng, không tan trong axit.

             nhận biết muối sunfat

                        H2SO4 + BaCl2  ––> BaSO4 + 2HCl

                        Na2SO4 + Ba(OH)2  ––> BaSO4 + 2NaOH

Đánh giá

Bài 33. Axit sunfuric – Muối sunfat | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản


CHƯƠNG 1 NGUYÊN TỬ Bài 2. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị Bài 3. Luyện tập: Thành phần nguyên tử Bài 4. Cấu tạo vỏ nguyên tử Bài 5. Cấu hình electron nguyên tử Bài 6. Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử CHƯƠNG 2 BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cầu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Bài 11. Luyện tập: Bảng tuần hoàn sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học CHƯƠNG 3 LIÊN KẾT HÓA HỌC Bài 13. Liên kết cộng hóa trị Bài 14. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử Bài 15. Hóa trị và số oxi hóa Bài 16. Luyện tập: Liên kết hóa học CHƯƠNG 4 PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ Bài 18. Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ Bài 19. Luyện tập: Phản ứng oxi hoá – khử Bài 20. Bài thực hành số 1: Phản ứng oxi hóa – khử CHƯƠNG 5 NHÓM HALOGEN Bài 22. Clo Bài 23. Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua Bài 24. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo Bài 25. Flo – Brom – Iot Bài 26. Luyện tập: Nhóm halogen Bài 27. Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo Bài 28. Bài thực hành số 3: Tính chất của Brom và Iot Bài 30. Lưu huỳnh Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh Bài 32. Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit Bài 33. Axit sunfuric – Muối sunfat Bài 34. Luyện tập oxi và lưu huỳnh CHƯƠNG 7 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC Bài 37. Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học Bài 38. Cân bằng hóa học Bài 39. Luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học