Bài 24. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản

Nội dung bài giảng Sơ lược về hợp chất có oxi của clo tìm hiểu nước Javen và Clorua vôi có thành phần, tính chất, cấu tạo như thế nào? Chúng được dùng làm gì và được điều chế bằng cách nào?

Nội dung bài học


I. NƯỚC GIA - VEN 

- Nước Javel là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO.

- Muối NaClO có tính oxi hóa rất mạnh, do vậy nước Javel có tính tẩy màu, sát trùng, tẩy trắng vải, sợi, giấy và dùng sát trùng chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh.

- NaClO là muối của axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic nên dễ tác dụng với CO2 của không khí tạo thành axit HClO có tính oxi hóa mạnh.

NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO

⇒ nước Javel không để được lâu trong không khí.

Trong phòng thí nghiệm, nước Gia-ven được điều chế bằng cách cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Trong công nghiệp, nước Gia-ven được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch muối ăn (nồng độ từ 15 - 20%) trong thùng điện phân không có màng ngăn

2NaCl + 2H2O →2NaOH + H2 +Cl2

Do không có màng ngăn nên Cl2 thoát ra tác dụng với NaOH trong dung dịch tạo ra nước Gia-ven

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

II. CLORUA VÔI

Tính chất vật lí

Clorua vôi là chất bột màu trắng, xốp.

Công thức phân tử:  CaOCl2

Cấu tạo: clorua vôi là muối của kim loại Ca liên kết với 2 gốc axit là gốc Cl- và gốc ClO-.

Tính chất hoá học

Tác dụng với chất khử:

CaOCl2  + 2HCl    →  CaCl2 + Cl2↑ + H2O

Tác dụng với CO2 trong không khí ẩm:

2CaOCl2 + CO2 + H2O →CaCl2 +  CaCO3↓+  2HClO

Ứng dụng

Tẩy trắng vải, sợi, giấy.

Tẩy uế hố rác, cống rãnh, chuồng trại chăn nuôi...

Tinh chế dầu mỏ.

Xử lý chất độc, bảo vệ môi trường.

Điều chế

Clorua vôi được điều chế bằng cách cho khí Clo đi qua vôi tôi hoặc sữa vôi ở 30oC.

Cl2 + Ca(OH)2   →(to = 30oC)   CaOCl2 + H2O

Đánh giá

Bài 24. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 10 Cơ Bản


CHƯƠNG 1 NGUYÊN TỬ Bài 2. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị Bài 3. Luyện tập: Thành phần nguyên tử Bài 4. Cấu tạo vỏ nguyên tử Bài 5. Cấu hình electron nguyên tử Bài 6. Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử CHƯƠNG 2 BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cầu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Bài 11. Luyện tập: Bảng tuần hoàn sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học CHƯƠNG 3 LIÊN KẾT HÓA HỌC Bài 13. Liên kết cộng hóa trị Bài 14. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử Bài 15. Hóa trị và số oxi hóa Bài 16. Luyện tập: Liên kết hóa học CHƯƠNG 4 PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ Bài 18. Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ Bài 19. Luyện tập: Phản ứng oxi hoá – khử Bài 20. Bài thực hành số 1: Phản ứng oxi hóa – khử CHƯƠNG 5 NHÓM HALOGEN Bài 22. Clo Bài 23. Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua Bài 24. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo Bài 25. Flo – Brom – Iot Bài 26. Luyện tập: Nhóm halogen Bài 27. Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo Bài 28. Bài thực hành số 3: Tính chất của Brom và Iot Bài 30. Lưu huỳnh Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh Bài 32. Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit Bài 33. Axit sunfuric – Muối sunfat Bài 34. Luyện tập oxi và lưu huỳnh CHƯƠNG 7 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC Bài 37. Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học Bài 38. Cân bằng hóa học Bài 39. Luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học