CHƯƠNG 2 NITƠ – PHOTPHO | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản

Nitơ là nguyên tố có nhiều chuyện lạ: nó là 1 khí không duy trì sự sống nhưng không có cuộc sống nào lại không có mặt nitơ. Lịch sử tìm ra nitơ gắn liền việc tìm ra thành phần không khí và các chất khí như oxi, hiđro. Lúc đầu người ta đặt tên nitơ là azot (nghĩa là ko duy trì sự sống), về sau phát hiện nó chứa trong diêm tiêu nên đặt tên là NITROGEN (sinh ra diêm tiêu). Vậy nitơ có cấu tạo và tính chất như thế nào, dựa vào đó chúng ta sẽ biết những ứng dụng của nitơ trong sản xuất và đời sống. Vậy Nitơ có tính chất vật lí, hóa học, cách điều chế như thế nào chúng ta cùng nhau đi vào nội dung bài học ngày hôm nay.

Nội dung bài học


I. VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

- Vị trí nitơ: ô thứ 7, chu kỳ 2, nhóm VA.

- Cấu hình e: 1s22s22p3

- Cấu tạo phân tử nitơ: 

- CTPT: N2.

- Công thức electron: 

- Công thức cấu tạo: N≡N

⇒ 2 nguyên tử trong phân tử nitơ có 3 liên kết cộng hóa trị không cực.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Ở điều kiện thường:

Là chất khí không màu, không mùi, không vị.

Nhẹ hơn không khí

Hóa lỏng ở -196oC, hóa rắn ở -210oC.

Rất ít tan trong nước.

Không duy trì sự cháy và sự sống.

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

- Nitơ là phi kim khá hoạt động (độ âm điện = 3), nhưng ở nhiệt độ thường khá trơ về mặt hóa học. Do 2 nguyên tử N liên kết với nhau bằng 1 liên kết ba không phân cực nên rất bền do năng lượng liên kết lớn, nên nitơ khá trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường.

- Số oxi hóa của nitơ trong hợp chất với hidro, kim loại là -3, trong hợp chất với oxi, flo là từ +1 → +5.

- Tùy thuộc vào sự thay đổi số oxi hóa, nitơ có thể thể hiện tính khử hay tính oxi hóa. (chủ yếu là tính oxi hóa).

1. Tính oxi hóa

* Tác dụng với kim loại:

Ở nhiệt độ cao, Nitơ tác dụng được với một số kim loại hoạt động như Ca, Mg, Al tạo nitrua kim loại:

3Mg + N2 -> (nhiệt độ) Mg3N2

*Tác dụng với hidro: N2 + 3H2 2NH3

Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và có mặt chất xúc tác, nito tác dụng trực tiếp với hidro, tạo ra khi amoniac

2. Tính khử

Sấm chớp cung cấp năng lượng cho phản ứng giữa Nito và Oxi

Ở nhiệt độ khoảng 3000oC (hoặc hồ quang điện, hoặc tia lửa điện hình thành sấm sét) đã cung cấp năng lượng cho phản ứng nitơ kết hợp trực tiếp với O2 tạo nitơ monoxit NO

N2 + O2  2NO

NO kết hợp dễ dàng với oxi:  2NO + O2 ⇌ 2NO2

IV. ỨNG DỤNG

- Là thành phần cấu tạo nên protêin, thành phần dinh dưỡng chính của thực vật. N2 có nhiệt độ sôi thấp nên dùng làm lạnh trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm. 

Công nghiệp: 

- Tổng hợp NH3, sản xuất HNO3, phân đạm…

- Môi trường trơ trong luyện kim, thực phẩm, điện tử…

Y tế: N2 lỏng: bảo quản mẫu máu, các mẫu vật sinh học khác…

- Dựa vào tính trơ của nitơ mà bảo quan tranh vẽ trong viện bảo tàng chứa đầy khí nitơ trong ống của cuộn tranh tránh các phân tử khác bị oxi hóa hư màu vẽ.

- Bơm vào bóng đèn điện để giảm sự bốc hơi kim loại trên bề mặt dây tóc.

- Bơm nitơ vào phổi bệnh nhân lao để ép lá phổi cho nó nghỉ ngơi…

V. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

 

 Phần trăm mỗi đồng vị của Nito

Ở dạng hợp chất, nitơ có nhiều trong khoáng chất natri nitrat NaNO3 với tên gọi là diêm tiêu natri

VI. ĐIỀU CHẾ

1. Trong công nghiệp

Chưng cất phân đoạn không khí lỏng

2. Trong phòng thí nghiệm

NH4NO

N2 + 2H2O

NH4Cl + NaNO2 NaCl + N2+2H2O

Đánh giá

CHƯƠNG 2 NITƠ – PHOTPHO | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5.0 / 5 sao

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản


CHƯƠNG 1 SỰ ĐIỆN LI Bài 2. Axit, bazơ và muối Bài 3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị Axit – bazơ Bài 4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Bài 5. Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Bài 6. Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li CHƯƠNG 2 NITƠ – PHOTPHO Bài 8. Amoniac và muối amoni Bài 9. Axit nitric và muối nitrat Bài 10. Photpho Bài 11. Axit photphoric và muối photphat Bài 12. Phân bón hóa học Bài 13. Luyện tập: Tính chất của Nitơ, photpho và các hợp chất của chúng CHƯƠNG 3: CACBON – SILIC Bài 16. Hợp chất của cacbon Bài 17. Silic và hợp chất của silic Bài 18. Công nghiệp silicat Bài 19. Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng CHƯƠNG 4 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ Bài 21. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ Bài 22. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Bài 23. Phản ứng hữu cơ Bài 24. Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO Bài 26. Xicloankan Bài 27. Luyện tập ankan và xicloankan Bài 28. Bài thực hành số 3 : Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan CHƯƠNG 6 HIDROCACBON KHÔNG NO Bài 30. Ankađien Bài 31. Luyện tập: Anken và Ankadien Bài 32. Ankin Bài 33. Luyện tập: Ankin Bài 34. Bài thực hành 4 : Điều chế và tính chất của etilen và axetilen CHƯƠNG 7 HIĐROCACBON THƠM, NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON Bài 36. Luyện tập: Hiđrocacbon thơm Bài 37. Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên Bài 38. Hệ thống hóa về hiđrocacbon CHƯƠNG 8 DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL Bài 40. Ancol Từ các nông sản chứa nhiều tinh bột, đường, gạo, ngô, khoai, quả chín. Bằng phương pháp lên men người ta thu được etanol Bài 42. Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol Bài 43. Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol CHƯƠNG 9 ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC Bài 45. Axit cacboxylic Bài 46. Luyện tập: Anđehit – xeton – axit cacboxylic Bài 47. Bài thực hành 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic