CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản

Nội dung bài Ankan tìm hiểu về Công thức chung của dãy đồng đẳng của ankan , công thức cấu tạo, gọi tên của một số ankan đơn giản. Tính chất hoá học của ankan và phản ứng đặc trưng của RH no là phản ứng thế. Tầm quan trọng trong công nghiệp và trong đời sống. Từ đó hiểu vì sao các ankan khá trơ về mặt hoá học , do đó hiểu được vì sao phản ứng đặc trưng là phản ứng thế.

Nội dung bài học


I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP CỦA ANKAN

1. Đồng đẳng

Chất đầu tiên trong dãy ankan là metan: CH4, tiếp đến là C2H6, C3H8, C4H10....

Công thức chung CnH2n+2 (n≥1)

Mô hình phân tử

a) Butan   b) Isobutan

2. Đồng phân

Từ C4H10 trở đi, ứng với mỗi công thức phân tử có các công thức cấu tạo mạch cacbon không phân nhánh và mạch cacbon phân nhánh của các đồng phân mạch cacbon

3. Danh pháp

Một số ankan mạch cacbon không phân nhánh được giới thiệu trong bảng dưới đây

Chọn mạch cacbon dài nhất và có nhiều nhánh nhất làm mạch chính

Đánh số thứ bắt đầu từ nguyên tử cacbon gần nhánh hơn

Gọi tên: số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh ( tên gốc ankyl ) + tên ankan tương ứng với mạch chính.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ANKAN

- Trạng thái tồn tại: khí (từ C1 đến C4), lỏng (từ C5 đến C18), rắn (từ C18 trở đi)

- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng: theo chiều tăng dần phân tử khối:

- Tính tan: nhẹ hơn và không tan trong nước

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ANKAN

- Ở điều kiện thường chúng không phản ứng được với axit, bazơ, các chất oxi hoá mạnh.

- Dưới tác dụng của nhiệt độ và ánh sáng ankan tham gia các phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng oxi hoá.

1. Phản ứng thế bởi halogen

CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl

CH3Cl + Cl2 →  CH2Cl2 + HCl

CH2Cl2 + Cl2 →  CHCl3  + HCl

CHCl3 + Cl2 →  CCl4  + HCl

Nhận xét: Nguyên tử hidro liên kết với nguyên tử cacbon bậc cao hơn dễ bị thế hơn nguyên tủ hidro liên kết với nguyên tử cacbon bậc thấp hơn.

2. Phản ứng tách

CH3–CH3    →(500oC , xt)   CH2=CH2 + H2

3. Phản ứng oxi hóa

IV. ĐIỀU CHẾ ANKAN

1. Phòng thí nghiệm

Làm thí nghiệm điều chế CH4 từ Natri axetat với vôi tôi xút.

CH3COONa+NaOH  CH4 +Na2CO3

.2. Trong Công nghiệp

Metan và các đồng đẳng được tách từ khí thiên nhiên và dầu mỏ

Metan và các đồng đẳng được tách từ khí thiên nhiên và dầu mỏ

V. ỨNG DỤNG CỦA ANKAN

- Từ C1 đến C20 được ứng dụng làm nhiên liệu

- Nhiều Ankan được dùng làm dung môi và dầu bôi trơn máy.

- Điều chế chất sinh hàn.

- Nhờ tác dụng của nhiệt và các phản ứng oxy hoá không hoàn toàn → HCHO,  rượu metylic , axitaxetic…v..v…

Đánh giá

CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản


CHƯƠNG 1 SỰ ĐIỆN LI Bài 2. Axit, bazơ và muối Bài 3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị Axit – bazơ Bài 4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Bài 5. Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Bài 6. Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li CHƯƠNG 2 NITƠ – PHOTPHO Bài 8. Amoniac và muối amoni Bài 9. Axit nitric và muối nitrat Bài 10. Photpho Bài 11. Axit photphoric và muối photphat Bài 12. Phân bón hóa học Bài 13. Luyện tập: Tính chất của Nitơ, photpho và các hợp chất của chúng CHƯƠNG 3: CACBON – SILIC Bài 16. Hợp chất của cacbon Bài 17. Silic và hợp chất của silic Bài 18. Công nghiệp silicat Bài 19. Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng CHƯƠNG 4 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ Bài 21. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ Bài 22. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Bài 23. Phản ứng hữu cơ Bài 24. Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO Bài 26. Xicloankan Bài 27. Luyện tập ankan và xicloankan Bài 28. Bài thực hành số 3 : Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan CHƯƠNG 6 HIDROCACBON KHÔNG NO Bài 30. Ankađien Bài 31. Luyện tập: Anken và Ankadien Bài 32. Ankin Bài 33. Luyện tập: Ankin Bài 34. Bài thực hành 4 : Điều chế và tính chất của etilen và axetilen CHƯƠNG 7 HIĐROCACBON THƠM, NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON Bài 36. Luyện tập: Hiđrocacbon thơm Bài 37. Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên Bài 38. Hệ thống hóa về hiđrocacbon CHƯƠNG 8 DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL Bài 40. Ancol Từ các nông sản chứa nhiều tinh bột, đường, gạo, ngô, khoai, quả chín. Bằng phương pháp lên men người ta thu được etanol Bài 42. Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol Bài 43. Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol CHƯƠNG 9 ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC Bài 45. Axit cacboxylic Bài 46. Luyện tập: Anđehit – xeton – axit cacboxylic Bài 47. Bài thực hành 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic