Bài 5. Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản

Bài luyên tập: axit, bazơ và muối, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Bài đăng này giúp các bạn củng cố các kiên thức axit, bazơ và muối và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Ngoài ra rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.

Nội dung bài học


A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Axit khi tan trong nước phân li ra ion H+

2. Bazơ khi tan trong nước phân li ra ion OH-

3. Hidroxit lưỡng tính khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ

4. Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn  ra cation kim loại (hoặc cation NH4+ ) và anion  gốc axit.

Nếu gốc axit còn chứa hidro có tính axit , thì gốc đó tiếp tục phân li yếu ra cation H+ và anion gốc axit

5.Tích số ion của nước KH2O =  [H+] . [OH-] =  1,0.10-14(ở 25oC). Một cách gần đúng có thể coi giá trị tích số này là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau.

6.Các giá trị [H+] và pH đặc trưng cho các môi trường

Môi trư­ờng trung tính: [H+]  = 1,0.10-7M hoặc pH = 7,00

Môi trư­ờng axit:   [H+]  > 1,0.10-7M hoặc pH < 7,00

Môi tr­ường kiềm: [H+]  < 1,0.10-7M hoặc pH > 7,00

7. Màu của quỳ, phenolphtalein và chất chỉ thị vạn năng trong dung dịch ở các giá trị pH khác nhau.

8. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp với nhau  tạo thành ít nhất một trong các chất sau:

Chất kết tủa

Chất điện li yếu

Chất khí

9. Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

Trong phương trình ion rút gọn, người ta loại bỏ những ion không tham gia phản ứng, còn những chất kết tủa, điện li yếu, chất khí được giữ nguyên dưới dạng phân tử.

 

Đánh giá

Bài 5. Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Phương trình hóa học

Bài học này không có phương trình hóa học nào liên quan

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản


CHƯƠNG 1 SỰ ĐIỆN LI Bài 2. Axit, bazơ và muối Bài 3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị Axit – bazơ Bài 4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Bài 5. Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Bài 6. Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li CHƯƠNG 2 NITƠ – PHOTPHO Bài 8. Amoniac và muối amoni Bài 9. Axit nitric và muối nitrat Bài 10. Photpho Bài 11. Axit photphoric và muối photphat Bài 12. Phân bón hóa học Bài 13. Luyện tập: Tính chất của Nitơ, photpho và các hợp chất của chúng CHƯƠNG 3: CACBON – SILIC Bài 16. Hợp chất của cacbon Bài 17. Silic và hợp chất của silic Bài 18. Công nghiệp silicat Bài 19. Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng CHƯƠNG 4 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ Bài 21. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ Bài 22. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Bài 23. Phản ứng hữu cơ Bài 24. Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO Bài 26. Xicloankan Bài 27. Luyện tập ankan và xicloankan Bài 28. Bài thực hành số 3 : Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan CHƯƠNG 6 HIDROCACBON KHÔNG NO Bài 30. Ankađien Bài 31. Luyện tập: Anken và Ankadien Bài 32. Ankin Bài 33. Luyện tập: Ankin Bài 34. Bài thực hành 4 : Điều chế và tính chất của etilen và axetilen CHƯƠNG 7 HIĐROCACBON THƠM, NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON Bài 36. Luyện tập: Hiđrocacbon thơm Bài 37. Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên Bài 38. Hệ thống hóa về hiđrocacbon CHƯƠNG 8 DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL Bài 40. Ancol Từ các nông sản chứa nhiều tinh bột, đường, gạo, ngô, khoai, quả chín. Bằng phương pháp lên men người ta thu được etanol Bài 42. Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol Bài 43. Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol CHƯƠNG 9 ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC Bài 45. Axit cacboxylic Bài 46. Luyện tập: Anđehit – xeton – axit cacboxylic Bài 47. Bài thực hành 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic