Bài 17. Silic và hợp chất của silic | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản

Nội dung bài học Silic và hợp chất của silic chủ yếu tìm hiểu Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử; Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên, ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2); Tính chất hoá học: Là phi kim hoạt động hoá học yếu,  ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).

Nội dung bài học


A. SILIC

Cấu hình electron của Si: 1s22s22p63s23p2.

Silic ở ô thứ 14, nhóm IV A, chu kì 3 của bảng tuần hoàn

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Silic gồm có : Silic tinh thể và vô định hình

- Silic tinh thể có cấu trúc giống kim cương, màu xám, ánh kim, có tính bán dẫn, nóng chảy ở 1420oC

- Silic vô định hình là chất bột màu nâu

- Silic có tính chất vật lí của nguyên tố nửa kim loại.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Số oxi hóa của Si giống C: -4, 0, +2, +4

Vừa có tính khử, vừa có tính oxy hoá.

1. Tính khử

a) Tác dụng với phi kim

- Với Flo ở đều kiện thường: Si + 2F2 → SiF4

- Với halogen, O2: ở nhiệt độ cao

Si + O2  SiO2

b) Tác dụng với hợp chất:

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

2. Tính oxi hoá

Khi tác dụng với kim loại ở nhiệt độ cao tạo các silixua kim loại

Si + 2Mg Mg2Si (Magie silixua) 

III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Tinh thể thạch anh

- Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai sau Oxi, chiếm gần 29,5% khối lượng Vỏ Trái Đất.

- Trong tự nhiên không có Silic tự do, mà chỉ gặp được ở dạng hợp chất: chủ yếu silic đioxit; các khoáng vật silicat; cao lanh, thạch anh, ...

IV. ỨNG DỤNG

Silic siêu tinh khiết là chất bán dẫn, được dùng trong kĩ thuật

Ứng dụng của Silic

V. ĐIỀU CHẾ

Nguyên tắc:

Dùng chất khử mạnh (Mg, Al, C…) khử SiO2 ở nhiệt độ cao

SiO2 + 2Mg  Si + 2MgO

B. HỢP CHẤT CỦA SILIC

I. SILIC DIOXIT

- Silic đioxit là chất ở dạng tinh thể, nóng chảy ở 1713oC, không tan trong nước.

- Oxít axít nên tác dụng kiềm đặc nóng hoặc nóng chảy.

SiO2 + 2NaOH  Na2SiO3 + H2O.

SiO2 tan được trong HF.

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

→ Dung dịch HF dùng để khắc chữ và hình trên thuỷ tinh.

II. AXIT SILIXIT (H2SiO3)

- Kết tủa keo: Không tan trong nước.

- Dễ mất nước khi đun nóng

- Là axít yếu, yếu hơn cả H2CO3: Phương trình Na2SiO3 + CO2 + H2O → H2SiO3↓ + Na2CO3

III. MUỐI SILICAT

Đa số muối silicat không tan.

Chỉ có muối silicat của Kim loại kiềm tan trong H2O.

Đánh giá

Bài 17. Silic và hợp chất của silic | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản


CHƯƠNG 1 SỰ ĐIỆN LI Bài 2. Axit, bazơ và muối Bài 3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị Axit – bazơ Bài 4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Bài 5. Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Bài 6. Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li CHƯƠNG 2 NITƠ – PHOTPHO Bài 8. Amoniac và muối amoni Bài 9. Axit nitric và muối nitrat Bài 10. Photpho Bài 11. Axit photphoric và muối photphat Bài 12. Phân bón hóa học Bài 13. Luyện tập: Tính chất của Nitơ, photpho và các hợp chất của chúng CHƯƠNG 3: CACBON – SILIC Bài 16. Hợp chất của cacbon Bài 17. Silic và hợp chất của silic Bài 18. Công nghiệp silicat Bài 19. Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng CHƯƠNG 4 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ Bài 21. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ Bài 22. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Bài 23. Phản ứng hữu cơ Bài 24. Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO Bài 26. Xicloankan Bài 27. Luyện tập ankan và xicloankan Bài 28. Bài thực hành số 3 : Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan CHƯƠNG 6 HIDROCACBON KHÔNG NO Bài 30. Ankađien Bài 31. Luyện tập: Anken và Ankadien Bài 32. Ankin Bài 33. Luyện tập: Ankin Bài 34. Bài thực hành 4 : Điều chế và tính chất của etilen và axetilen CHƯƠNG 7 HIĐROCACBON THƠM, NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON Bài 36. Luyện tập: Hiđrocacbon thơm Bài 37. Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên Bài 38. Hệ thống hóa về hiđrocacbon CHƯƠNG 8 DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL Bài 40. Ancol Từ các nông sản chứa nhiều tinh bột, đường, gạo, ngô, khoai, quả chín. Bằng phương pháp lên men người ta thu được etanol Bài 42. Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol Bài 43. Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol CHƯƠNG 9 ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC Bài 45. Axit cacboxylic Bài 46. Luyện tập: Anđehit – xeton – axit cacboxylic Bài 47. Bài thực hành 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic