Bài 6.Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Hiểu bản chất và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Viết được phương trình ion rút gọn của phản ứng trong dung dịch các chất điện li

Nội dung bài học


I - ĐIỀU KIỆN XẢY RA PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI

1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa

Thí nghiệm: Nhỏ dung dịch natri sunfat (Na2SO4) vào ống nghiệm đựng dung dịch bari clorua (BaCl2) thấy kết tủa trắng của BaSO4 xuất hiện:           

Na2SO4+BaCl2→2NaCl+BaSO4↓(1)

Giải thích: Na2SO4 và BaCl2 đều dễ tan và phân ly mạnh trong nước:

                   Na2SO4→2Na++SO2−4

                   BaCl2→Ba2++2Cl

Trong số bốn ion được phân li ra chỉ có các ion Ba2+ và SO2−4 kết hợp được với nhau tạo thành chất kết tủa là BaSO4 (Hình 1.6) nên thực chất phản ứng trong dung dịch là:                  

Ba2++SO2−4→BaSO4↓(2)

Phương trình (2) được gọi là phương trình ion rút gọn của phản ứng (1).

Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

Cách chuyển phương trình hóa học dưới dạng phân tử thành phương trình ion rút gọn như sau:

* Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan vừa điện li mạnh thành ion, các chất khí, kết tủa, điện li yếu để nguyên dạng phân tử. Phương trình thu được là phương trình ion đầy đủ, thí dụ đối với phản ứng (1) ta có:                  

2Na++SO2−4+Ba2++2Cl→BaSO4↓+2Na++2Cl

* Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng, ta được phương trình ion rút gọn:                     

Ba2++SO2−4→BaSO4

Từ phương trình này ta thấy rằng, muốn điều chế BaSO4 cần trộn hai dung dịch, một dung dịch chứa ion Ba2+ và dung dịch kia chứa ion SO2−4

2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu

a) Phản ứng tạo thành nước

Thí nghiệm: Chuẩn bị một cốc đựng 25 ml dung dịch NaOH0,10M. Nhỏ vào đó vài giọt dung dịch phenolphtalein. Dung dịch có màu hồng (hình 1.7). Rót từ từ dung dịch HCl0,10M vào cốc trên, vừa rót vừa khuấy cho đến khi mất màu. Phản ứng như sau: HCl+NaOH→NaCl+H2O

Giải thích: NaOH và HCl đều dễ tan và phân li mạnh trong nước:

NaOH→Na++OH

HCl→H++Cl

Các ion OH trong dung dịch NaOH làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Khi cho dung dịch HCl vào dung dịch NaOH, chỉ có các ion H+ của HCl phản ứng với các ion OH− của NaOH tạo thành chất điện li rất yếu là H2O.

Phương trình ion rút gọn là : H++OH→H2O

Khi màu dung dịch trong cốc mất, đó là lúc các ion H+ của HCl đã phản ứng hết với các ion OH− của NaOH.

Phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ rất dễ xảy ra vì tạo thành chất điện li rất yếu là H2O.

Chẳng hạn, Mg(OH)2 ít tan trong nước, nhưng dễ dàng tan trong dung dịch axit mạnh:                

Mg(OH)2(r)+2H+→Mg2++2H2O

b) Phản ứng tạo thành axit yếu

Thí nghiệm: Nhỏ dung dịch HCl vào ồng nghiệm đựng dung dịch CH3COONa, axit yếu CH3COOH sẽ tạo thành.             

HCl+CH3COONa→CH3COOH+NaCl

Giải thích: HCl và CH3COONa là các chất dễ tan và phân li mạnh:

                  HCl→H++Cl

                  CH3COONa→Na++CH3COO

Trong dung dịch, các ion H+ sẽ kết hợp với các ion CH3COOtạo thành chất điện li yếu là CH3COOH (mùi giấm). Phương trình ion rút gọn:

CH3COO+H+→CH3COOH

3. Phản ứng tạo thành chất khí

Thí nghiệm: Rót dung dịch HCl vào cốc đựng dung dịch Na2CO3 ta thấy có khí thoát ra:

 2HCl+Na2CO3→2NaCl+CO2↑+H2O

Giải thích: HCl và Na2CO3 đều dễ tan và phân li mạnh:

                    HCl→H++Cl

                    Na2CO3→2Na++CO2−3

Các ion H+ và CO2−3 trong dung dịch kết hợp với nhau tạo thành axit yếu là H2CO3. Axit này không bền bị phân hủy ra CO2 và H2O:

                    H++CO2−3→HCO3

                    H++HCO3→H2CO3

                    H2CO3→CO2↑+H2O

Phương trình ion rút gọn:                     

2H++CO2−3→CO2↑+H2O

Phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra, vì vừa tạo thành chất điện li rất yếu là H2O, vừa tạo ra chất khí CO2 tách khỏi môi trường phản ứng. Chẳng hạn, các muối cacbonat ít tan trong nước, nhưng dễ tan trong các dung dịch axit. Thí dụ, đá vôi (CaCO3) rất dễ tan trong dung dịch HCl                     

CaCO3(r)+2HCl→CO2↑+H2O+CaCl2

Phương trình ion rút gọn:                     

CaCO3(r)+2H+→Ca2++CO2↑+H2O

Kết luận:

a) Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

b) Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:

+ Chất kết tủa.

+ Chất điện li yếu.

+ Chất khí.

II - PHẢN ỨNG THỦY PHÂN CỦA MUỐI

1. Khái niệm sự thủy phân của muối

Nước nguyên chất có pH=7,0 nhưng nhiều muối khi tan trong nước làm cho pH biến đổi, điều đó chứng tỏ muối đã tham gia phản ứng trao đổi ion với nước làm cho nồng độ H+ trong nước biến đổi. Phản ứng trao đổi ion giữa muối và nước là phản ứng thủy phân của muối.

2. Phản ứng thủy phân của muối

Thí dụ 1: Khi xác định pH của dung dịch CH3COONa trong nước, ta thấy pH>7,0.

Điều này được giải thích như sau: CH3COONa hòa tan trong nước phân li ra ion theo phương trình:                   CH3COONa→Na++CH3COO

Anion CH3COOphản ứng với H2O tạo ra chất điện li yếu CH3COOH. Phương trình ion rút gọn:                    

CH3COO+HOH⇌CH3COOH+OH

Các anion OH− được giải phóng, nên môi trường có pH>7,0. Sản phẩm phản ứng là axit (CH3COOH) và bazơ (OH−), do đó có phản ứng ngược lại. Cation Na+ trong muối CH3COONa là cation của bazơ mạnh (NaOH), nên không phản ứng với nước.

Thí dụ 2: pH của dung dịch Fe(NO3)3 nhỏ hơn 7,0 vì cation Fe3+ được tạo ra do sự điện li của Fe(NO3)3 tác dụng với H2O tạo thành chất điện li yếu là Fe(OH)2+ và giải phóng các ion H+:                     

Fe3++HOH⇌Fe(OH)2++H+

Nồng độ H+ tăng lên, nên dung dịch có pH<7,0. Phản ứng là thuận nghịch vì Fe(OH)2+ là bazơ, còn H+ là axit, nên có phản ứng ngược lại. Ion NO−3 là gốc của axit mạnh (HNO3), nên không phản ứng với nước.

Thí dụ 3: Khi hòa tan (CH3COO)2Pb trong nước, cả hai ion Pb2+ và CH3COO− đều bị thủy phân. Môi trường là axit hay kiềm phụ thuộc vào độ thủy phân của hai ion.

Thí dụ 4: Những muối axit như NaHCO3,KH2PO4,K2HPO4 khi hòa tan trong nước phân li ra các anion HCO3,H2PO4,HPO2−4. Các ion này là lưỡng tính. Chúng cũng phản ứng với H2O, môi trường của dung dịch tùy thuộc vào bản chất của anion.

Kết luận:

a) Khi muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit yếu tan trong nước thì gốc axit yếu bị thủy phân, môi trường của dung dịch là kiềm (pH>7,0)

Thí dụ: CH3COONa;K2S;Na2CO3

b) Khi muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit mạnh, tan trong nước thì cation của bazơ yếu bị thủy phân làm cho dung dịch có tính axit (pH<7,0)

Thí dụ: Fe(NO3)3,NH4Cl,ZnBr2

c) Khi muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit mạnh tan trong nước các ion không bị thủy phân. Môi trường của dung dịch vẫn trung tính (pH=7,0).

Thí dụ: NaCl,KNO3,KI.

d) Khi muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit yếu tan trong nước cả cation và anion đều bị thủy phân. Môi trường của dung dịch phụ thuộc vào độ thủy phân của hai ion.

Đánh giá

Bài 6.Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao


Bài 14. Photpho Chương I. Bài 1. Sự điện li Bài 2. Phân loại các chất điện li Bài 3. Axit, bazơ và muối Bài 4. Sự điện li của nước, pH. Chất chỉ thị axit-bazơ Bài 5. Luyện tập Axit, bazơ và muối Bài 6.Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Bài 7. Luyện tập Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Bài 8. Thực hành Tính axit-bazơ - Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch Chương II. Nhóm Nito Bài 9. Khái quát về nhớm Nitơ Bài 10. Nitơ Bài 11. Amoniac và muối amoni Bài 12. Axit nitric và muối nitrat Bài 13. Luyện tập Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ Bài 15. Axit photphoric và muối photphat Bài 16. Phân bón hoá học Bài 17. Luyện tập Tính chất của photpho và các hợp chất của photpho Bài 18. Thực hành. TÍnh chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Phân biệt một số loại phân bón hóa học. Chương III. Nhóm Cacbon. Bài 19. Khái quát về nhóm cacbon Bài 20. Cacbon Bài 21. Hợp chất của cacbon Bài 22. Silic và hợp chất của silic Bài 23. Công nghiệp silicat Bài 24. Luyện tập Tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng Chương 4. Đại cương về hóa học hữu cơ. Bài 25. Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ Bài 26. Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ Bài 27. Phân tích nguyên tố Bài 28. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ Bài 29. Luyện tập Chất hữu cơ, công thức phân tử Bài 30. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Bài 31. Phản ứng hữu cơ Bài 32. Luyện tập Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Chương 5. Hidrocacbon no.Bài 33. Ankan Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp Bài 34. Ankan Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí Bài 35. Ankan Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng Bài 36. Xicloankan Bài 37. Luyện tập Ankan và Xicloankan Bài 38. Thực hành Phân tích định tính Điều chế và tính chất của metan CHƯƠNG 6 HIDROCACBON KHÔNG NO Bài 39 Anken Danh pháp, cấu trúc và đồng phân Bài 40. Anken Tính chất, điều chế và ứng dụng Bài 41. Ankadien Bài 42. Khái niệm về tecpen Bài 43. Ankin Bài 44. Luyện tập Hiđrocacbon không no Bài 45. Thực hành. Tính chất của hiđrocacbon không no Chương 7. Bài 46. Benzen và AnkylBenzen Bài 47. Stiren và naphtalen Bài 48. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên Bài 49. Luyện tập So sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no Bài 50. Thực hành. Tính chất của một số hiđrocacbon thơm Chương 8. Bài 51. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon Bài 52. Luyện tập Dẫn xuất halogen Bài 53. Ancol: Cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lí Bài 54. Ancol: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng Bài 55. Phenol Bài 56. Luyện tập Ancol, phenol Bài 57. Thực hành. Tính chất của một vài dẫn xuất halogen, ancol Và phenol Chương 9. Bài 58. Anđehit và Xeton Bài 59. Luyện tập Anđehit và Xeton Bài 60. Axit cacboxylic: Cấu trúc, danh pháp và tính chất vật lí Bài 61. Axit cacboxylic. tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng