Bài 27. Phân tích nguyên tố

• Biết nguyên tắc phân tích định tính và định lượng nguyên tố. • Biết tính hàm lượng phần trăm nguyên tố từ kết quả phân tích

Nội dung bài học


I - PHÂN TÍNH ĐỊNH TÍNH

Phân tích định tính nguyên tố nhằm xác định các nguyên tố có mặt trong hợp chất hữu cơ bằng cách phân hủy hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng.

1. Xác định cacbon và hiđro

2. Xác định nitơ

Khi đun với axit sunfuric đặc, nitơ có trong một số hợp chất hữu cơ có thể chuyển thành muối amoni và được nhận biết dưới dạng amoniac:

CxHyOzNt →(H2SO4,to) (NH4)2SO4+...

(NH4)2SO4+2NaOH→to Na2SO4+2H2O+2NH3

3. Xác định halogen

Khi đốt, hợp chất hữu cơ chứa clo bị phân hủy, clo tách ra dưới dạng HCl và được nhận biết bằng bạc nitrat:

CxHyOzClt→CO2+H2O+HCl

HCl+AgNO3→AgCl↓+HNO3

II - PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG

Phân tích định lượng nhằm xác định tỉ lệ khối lượng (hàm lượng) các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ. Người ta phân hủy hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản rồi định lượng chúng bằng phương pháp khối lượng, phương pháp thể tích hoặc phương pháp khác. Kết quả được biểu diễn ra tỉ lệ % về khối lượng.

1. Định lượng cacbon, hiđro

Oxi hóa hoàn toàn một lượng xác định hợp chất hữu cơ A(mA) rồi cho hấp thụ định lượng H2O và CO2 sinh ra. Hàm lượng hiđro (%H) tính từ khối lượng nước sinh ra (mH2O), hàm lượng %C tính từ khối lượng CO2(mCO2) sinh ra như sau:

%H=mH2O.2.100% / 18.mA ; %C=mCO2.12.100% / 44.mA

2. Định lượng nitơ

Nung m(mg) hợp chất A chứa N với CuO trong dòng khí CO2:

CxHyOzNt→ (to,CO2 CuO) CO2+H2O+N2

Hấp thụ CO2 và H2O bằng dung dịch KOH 40%, đo được thể tích khí còn lại.

Giả sử xác định được V(ml) khí nitơ (đktc) thì khối lượng nitơ (mN) và hàm lượng phần trăm của nitơ (%N) được tính như sau:

mN=28.V / 22,4(mg ); %N=mN.100% / mA

3. Định lượng các nguyên tố khác

Halogen: Phân hủy hợp chất hữu cơ, chuyển halogen thành HX rồi định lượng dưới dạng AgX(X=Cl,Br)

Lưu huỳnh: Phân hủy hợp chất hữu cơ rồi định lượng lưu huỳnh dưới dạng sunfat.

Oxi: Sau khi xác định C,H,N,halogen,S,... còn lại oxi.

4. Thí dụ

Nung 4,65mg một hợp chất hữu cơ A trong dòng khí oxi thì thu được 13,20mgCO2 và 3,16mgH2O. Ở thí nghiệm khác, nung 5,58mg hợp chất A với CuO thì thu được 0,67ml khí nitơ  (đktc). Hãy tính hàm lượng phần trăm của C,H,N và O ở hợp chất A.

Theo các biểu thức cho ở mục 1 và 2 ta có:

%C=13,20.12.100% / 44.4,65=77,42% ; %N=0,67.28.100% / 22,4.5,58=15,01%

%H=3,16.2.100% / 18.4,65=7,55%;

%O=100%−(77,42%+7,55%+15,01%)=0,02%

Hợp chất A không chứa oxi  (0,02%) là không đáng kể.

Đánh giá

Bài 27. Phân tích nguyên tố

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Phương trình hóa học

Bài học này không có phương trình hóa học nào liên quan

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao


Bài 14. Photpho Chương I. Bài 1. Sự điện li Bài 2. Phân loại các chất điện li Bài 3. Axit, bazơ và muối Bài 4. Sự điện li của nước, pH. Chất chỉ thị axit-bazơ Bài 5. Luyện tập Axit, bazơ và muối Bài 6.Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Bài 7. Luyện tập Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Bài 8. Thực hành Tính axit-bazơ - Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch Chương II. Nhóm Nito Bài 9. Khái quát về nhớm Nitơ Bài 10. Nitơ Bài 11. Amoniac và muối amoni Bài 12. Axit nitric và muối nitrat Bài 13. Luyện tập Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ Bài 15. Axit photphoric và muối photphat Bài 16. Phân bón hoá học Bài 17. Luyện tập Tính chất của photpho và các hợp chất của photpho Bài 18. Thực hành. TÍnh chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Phân biệt một số loại phân bón hóa học. Chương III. Nhóm Cacbon. Bài 19. Khái quát về nhóm cacbon Bài 20. Cacbon Bài 21. Hợp chất của cacbon Bài 22. Silic và hợp chất của silic Bài 23. Công nghiệp silicat Bài 24. Luyện tập Tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng Chương 4. Đại cương về hóa học hữu cơ. Bài 25. Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ Bài 26. Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ Bài 27. Phân tích nguyên tố Bài 28. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ Bài 29. Luyện tập Chất hữu cơ, công thức phân tử Bài 30. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Bài 31. Phản ứng hữu cơ Bài 32. Luyện tập Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Chương 5. Hidrocacbon no.Bài 33. Ankan Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp Bài 34. Ankan Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí Bài 35. Ankan Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng Bài 36. Xicloankan Bài 37. Luyện tập Ankan và Xicloankan Bài 38. Thực hành Phân tích định tính Điều chế và tính chất của metan CHƯƠNG 6 HIDROCACBON KHÔNG NO Bài 39 Anken Danh pháp, cấu trúc và đồng phân Bài 40. Anken Tính chất, điều chế và ứng dụng Bài 41. Ankadien Bài 42. Khái niệm về tecpen Bài 43. Ankin Bài 44. Luyện tập Hiđrocacbon không no Bài 45. Thực hành. Tính chất của hiđrocacbon không no Chương 7. Bài 46. Benzen và AnkylBenzen Bài 47. Stiren và naphtalen Bài 48. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên Bài 49. Luyện tập So sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no Bài 50. Thực hành. Tính chất của một số hiđrocacbon thơm Chương 8. Bài 51. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon Bài 52. Luyện tập Dẫn xuất halogen Bài 53. Ancol: Cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lí Bài 54. Ancol: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng Bài 55. Phenol Bài 56. Luyện tập Ancol, phenol Bài 57. Thực hành. Tính chất của một vài dẫn xuất halogen, ancol Và phenol Chương 9. Bài 58. Anđehit và Xeton Bài 59. Luyện tập Anđehit và Xeton Bài 60. Axit cacboxylic: Cấu trúc, danh pháp và tính chất vật lí Bài 61. Axit cacboxylic. tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng