Bài 34. Ankan Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí

Biết sự hình thành liên kết và cấu trúc không gian của ankan. Biết mối quan hệ giữa cấu tạo vμ tính chất vật lí của ankan.

Nội dung bài học


I- CẤU TRÚC PHÂN TỬ ANKAN

1. Sự hình thành liên kết trong phân tử ankan

Các nguyên tử C ankan ở trạng thái lai hóa sp3. Mỗi nguyên tử C nằm ở tâm của tứ diện mà 4 đỉnh là các nguyên tử H hoặc C, liên kết C−C,C−H đều là liên kết σ.

Các góc hóa trị CCCˆ,CCHˆ,HCHˆ đều gần bằng 109,5o

2. Cấu trúc không gian của ankan

a) Mô hình phân tử

b) Cấu dạng

* Các nhóm nguyên tử liên kết với nhau bởi liên kết đơn C−C có thể quay tương đối tự do quanh trục liên kết đó tạo ra vô số dạng khác nhau về vị trí tương đối trong không gian gọi là các cấu dạng.

* Cấu dạng xen kẽ bền hơn cấu dạng che khuất.

* Các cấu dạng luôn chuyển đổi cho nhau, không thể cô lập từng cấu dạng được.

II- TÍNH CHẤT VẬT LÝ

1. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng

Bảng: Hằng số vật lí của một số ankan

* Ở điều kiện thường, các ankan từ C1 đến C4 ở trạng thái khí, từ C5 đến khoảng C18 ở trạng thái lỏng, từ khoảng C18 trở đi ở trạng thái rắn.

* Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của ankan nói chung đều tăng theo số nguyên tử cacbon trong phân tử tức là tăng theo phân tử khối. Ankan nhẹ hơn nước.

2. Tính tan, màu và mùi

* Ankan không tan trong nước, khi trộn vào nước thì bị tách thành lớp nổi lên trên nên người ta nói chúng kị nước. Ankan là những dung môi không phân cực, hòa tan tốt những  chất không phân cực như dầu, mỡ,... Chúng là những chất ưa dầu mỡ và ưa bám dính vào quần áo, lông, da. Những ankan lỏng có thể thấm được qua da va màng tế bào.

* Ankan đều là những chất không màu.

* Các ankan nhẹ nhất như metan, etan, propan là những khí không mùi. Ankan từ C5−C10 có mùi xăng, từ C10−C16 có mùi dầu hỏa. Các ankan rắn rất ít bay hơi nên hầu như không mùi.

Đánh giá

Bài 34. Ankan Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Phương trình hóa học

Bài học này không có phương trình hóa học nào liên quan

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao


Bài 14. Photpho Chương I. Bài 1. Sự điện li Bài 2. Phân loại các chất điện li Bài 3. Axit, bazơ và muối Bài 4. Sự điện li của nước, pH. Chất chỉ thị axit-bazơ Bài 5. Luyện tập Axit, bazơ và muối Bài 6.Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Bài 7. Luyện tập Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Bài 8. Thực hành Tính axit-bazơ - Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch Chương II. Nhóm Nito Bài 9. Khái quát về nhớm Nitơ Bài 10. Nitơ Bài 11. Amoniac và muối amoni Bài 12. Axit nitric và muối nitrat Bài 13. Luyện tập Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ Bài 15. Axit photphoric và muối photphat Bài 16. Phân bón hoá học Bài 17. Luyện tập Tính chất của photpho và các hợp chất của photpho Bài 18. Thực hành. TÍnh chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Phân biệt một số loại phân bón hóa học. Chương III. Nhóm Cacbon. Bài 19. Khái quát về nhóm cacbon Bài 20. Cacbon Bài 21. Hợp chất của cacbon Bài 22. Silic và hợp chất của silic Bài 23. Công nghiệp silicat Bài 24. Luyện tập Tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng Chương 4. Đại cương về hóa học hữu cơ. Bài 25. Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ Bài 26. Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ Bài 27. Phân tích nguyên tố Bài 28. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ Bài 29. Luyện tập Chất hữu cơ, công thức phân tử Bài 30. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Bài 31. Phản ứng hữu cơ Bài 32. Luyện tập Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Chương 5. Hidrocacbon no.Bài 33. Ankan Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp Bài 34. Ankan Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí Bài 35. Ankan Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng Bài 36. Xicloankan Bài 37. Luyện tập Ankan và Xicloankan Bài 38. Thực hành Phân tích định tính Điều chế và tính chất của metan CHƯƠNG 6 HIDROCACBON KHÔNG NO Bài 39 Anken Danh pháp, cấu trúc và đồng phân Bài 40. Anken Tính chất, điều chế và ứng dụng Bài 41. Ankadien Bài 42. Khái niệm về tecpen Bài 43. Ankin Bài 44. Luyện tập Hiđrocacbon không no Bài 45. Thực hành. Tính chất của hiđrocacbon không no Chương 7. Bài 46. Benzen và AnkylBenzen Bài 47. Stiren và naphtalen Bài 48. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên Bài 49. Luyện tập So sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no Bài 50. Thực hành. Tính chất của một số hiđrocacbon thơm Chương 8. Bài 51. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon Bài 52. Luyện tập Dẫn xuất halogen Bài 53. Ancol: Cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lí Bài 54. Ancol: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng Bài 55. Phenol Bài 56. Luyện tập Ancol, phenol Bài 57. Thực hành. Tính chất của một vài dẫn xuất halogen, ancol Và phenol Chương 9. Bài 58. Anđehit và Xeton Bài 59. Luyện tập Anđehit và Xeton Bài 60. Axit cacboxylic: Cấu trúc, danh pháp và tính chất vật lí Bài 61. Axit cacboxylic. tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng