CHƯƠNG 7 SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 12 Cơ Bản

Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về nguyên tố rất phố biến trong đời sống và sản xuất chính là Sắt. Thông qua bài học các em học sinh biết được vị trí của Sắt trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí - hóa học và phương pháp điều chế. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của Sắt.

Nội dung bài học


I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

Sắt (Fe) ở ô số 26, thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.

Cấu hình electron nguyên tử :

1s22s22p63s23p63d64s2, có thể viết gọn là [Ar]3d64s2.

Nguyên tử sắt dễ nhường 2 electron ở phân lớp 4s trở thành ion Fe2+ và có thể nhường thêm 1 electron ở phân lớp 3d trở thành ion Fe3+.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, có khối lượng riêng lớn (D = 7,9 g/cm3), nóng chảy ở 1540oC. Sắt có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và có tính nhiễm từ.

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Sắt có tính khử trung bình. Khi tác dụng với chất oxi hóa yếu, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +2.

Với chất oxi hóa mạnh, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +3.

1. Tác dụng với phi kim

Ở nhiệt độ cao, sắt khử nguyên tử phi kim thành ion âm và bị oxi hóa đến số oxi hóa +2 hoặc +3.

- Tác dụng với lưu huỳnh

Khi đun nóng, Fe khử S xuống số oxi hóa -2, còn sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +2.

- Tác dụng với oxi

Khi đun nóng, Fe khử O2 đến số oxi hóa -2, còn Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +2 và +3.

3

- Tác dụng với clo

Fe khử Cl2 đến số oxi hóa -1, còn Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +3.

2. Tác dụng với axit

- Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng

Fe khử ion H+ của các dung dịch HCl, H2SO4 loãng thành H2, Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +2.

- Với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nóng

Fe khử hoặc trong dung dịch HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng đến số oxi hóa thấp hơn, còn Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +3.

Fe + 4HNO3 --> Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Fe bị thụ động bởi các axit HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc, nguội.

3. Tác dụng với dung dịch muối

Fe có thể khử được ion của các kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa của kim loại.

Thí dụ :                        

4. Tác dụng với nuớc

Ở nhiệt độ cao sắt khử hơi nước tạo ra H2 và Fe3O4 hoặc FeO.

IV. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Sắt chiếm 5% khối lượng vỏ Trái Đất, đứng thứ hai trong các kim loại (sau nhôm).

Sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất.

Quặng sắt quan trọng là: quặng manhetit (Fe3O4) (hiếm có trong tự nhiên), quặng hematit đỏ (Fe2O3), quặng hematit nâu (Fe2O3.nH2O), quặng xiđerit (FeCO3), quặng pirit (FeS2).

Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu, làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống.

Những thiên thạch từ khoảng không của Vũ Trụ rơi vào Trái Đất có chứa sắt tự do.

Đánh giá

CHƯƠNG 7 SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 12 Cơ Bản

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 12 Cơ Bản


CHƯƠNG 1 ESTE – LIPIT Bài 2. Lipit – Hóa học 12 Bài 3. Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp Bài 4. Luyện tập este và chất béo CHƯƠNG 2 CACBOHIDRAT Bài 6. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ Bài 7. Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của Cacbohiđrat Bài 8. Thực hành: Điều chế, tính chất hóa học của este và cacbohiđrat CHƯƠNG 3 AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN Bài 10. Amino axit Bài 11. Peptit và protein Bài 12. Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein CHƯƠNG 4 POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME Bài 14. Vật liệu polime Bài 15. Luyện tập: Polime và vật liệu polime Bài 16. Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime CHƯƠNG 5 ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI Bài 18. Tính chất của kim loại. Dãy điện hoá của kim loại Bài 19. Hợp kim Bài 20. Sự ăn mòn kim loại Bài 21. Điều chế kim loại Bài 22. Luyện tập: Tính chất của kim loại Bài 23. Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại Bài 24. Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại CHƯƠNG 6 KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM Bài 26. Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Bài 27. Nhôm và hợp chất của nhôm Bài 28. Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng Bài 29. Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm Bài 30. Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng CHƯƠNG 7 SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG Bài 32. Hợp chất của sắt Bài 33. Hợp kim của sắt Bài 34. Crom và hợp chất của Crom Bài 35. Đồng và hợp chất của đồng Bài 36. Sơ lược về Niken, Kẽm, Chì, Thiếc Bài 37. Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt Bài 38. Luyện tập: Tính chất hóa học của Crom, đồng và hợp chất của chúng Bài 39. Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, Bài 40. Nhận biết một số ion trong dung dịch Bài 41. Nhận biết một số chất khí Bài 42. Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ CHƯƠNG 9 HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG Bài 44. Hóa học và vấn đề xã hội Bài 45. Hóa học và vấn đề môi trường