Bài 40. Nhận biết một số ion trong dung dịch | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 12 Cơ Bản

Nội dung bài học trình bày các phương pháp đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm để ứng dụng vào việc Nhận biết một số ion trong dung dịch bao gồm Cation

Nội dung bài học


I. NGUYÊN TẮC NHẬN BIẾT MỘT ION TRONG DUNG DỊCH

Để nhận biết một ion trong dung dịch, người ta thêm vào dung dịch một thuốc thử tạo với ion đó một sản phẩm đặc trưng như một kết tủa, một hợp chất có màu hoặc một chất khí khó tan sủi bọt hoặc một khí bay khỏi dung dịch.

II. NHẬN BIẾT MỘT SỐ CATION TRONG DUNG DỊCH

1. Nhận biết cation Na+

Cho một ít muối natri dưới dạng dung dịch hoặc muối rắn lên một dây platin hình khuyên (dây platin đã được nhúng nhiều lần vào dung dịch HCl sạch) gắn với một đũa thuỷ tinh nhỏ (dùng làm cán) rồi đưa đầu dây hình khuyên đó vào ngọn lửa đèn khí không màu thì kết luận sự có mặt ion Na+ khi ngọn lửa có màu vàng tươi.

2. Nhận biết cation

Khi thêm lượng dư dung dịch kiềm NaOH hoặc KOH vào dung dịch chứa ion amoni rồi đun nóng nhẹ, giải phóng khí NH3 có mùi khai hoặc sự đổi màu của giấy quỳ tím tẩm ướt bằng nước cất sang màu xanh thì kết luận sự có mặt cation

3. Nhận biết cation Ba2+

Dùng dung dịch H2SO4 loãng làm thuốc thử tạo với ion Ba2+ kết tủa màu trắng không tan trong thuốc thử dư.

4. Nhận biết cation Al3+

Cation này tạo ra hiđroxit lưỡng tính. Khi thêm từ từ dung dịch kiềm vào dung dịch Al3+, đầu tiên hiđroxit Al(OH)3 kết tủa sau đó kết tủa này tan trong thuốc thử dư.

5. Nhận biết các cation Fe2+và Fe3+

- Nhận biết cation Fe3+

Thêm dung dịch kiềm (OH-),... hoặc NH3 vào dung dịch Fe3+, tạo thành kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ.

- Nhận biết cation Fe2+

Thêm dung dịch kiềm (OH-) hoặc NH3 vào dung dịch Fe2+ thì tạo thành kết tủa Fe(OH)2 có màu trắng hơi xanh chuyển dần sang màu vàng rồi cuối cùng thành màu nâu đỏ (do Fe(OH)2 tiếp xúc với oxi không khí và bị oxi hóa thành Fe(OH)3).

- Nhận biết cation Cu2+

Dùng dung dịch NH3 để thử. Đầu tiên kết hợp với ion Cu2+ tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh, sau đó kết tủa này bị hòa tan trong thuốc thử dư tạo thành dung dịch có màu xanh lam đậm.

III. NHẬN BIẾT MỘT SỐ ANION TRONG DUNG DỊCH

1. Nhận biết anion

Dùng bột Cu hoặc một vài mẩu lá Cu mỏng trong môi trường axit (axit sunfuric loãng) để nhận biết anion 

Bột Cu tan ra tạo thành dung dịch màu xanh, khí NO không màu bay lên gặp khí oxi của không khí, tạo thành khí NO2 có màu nâu đỏ đặc trưng.

2. Nhận biết anion

Dùng dung dịch BaCl2 trong môi trường axit loãng dư (dung dịch HCl hoặc HNO3 loãng) vì một loạt anion như cũng cho kết tủa trắng với ion Ba2+, nhưng chúng đều tan trong các dung dịch HCl hoặc HNO3 loãng, riêng BaSO4 không tan.

3 .Nhận biết anion Cl-

Dùng dung dịch AgNO3 trong môi trường HNO3 loãng, phản ứng tạo ra kết tủa trắng.

4. Nhận biết anion

Dùng dung dịch axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) axit hóa dung dịchthì CO2 sẽ giải phóng ra khỏi dung dịch, gây sủi bọt khá mạnh. Nếu dẫn khí CO2 vào bình đựng lượng dư nước vôi trong, sẽ quan sát được sự tạo thành kết tủa trắng CaCO3 làm vẩn đục nước vôi trong.

Có thể sử dụng các phản ứng đã nêu để nhận biết hoặc phân biệt các ion trong các dung dịch riêng hoặc dung dịch hỗn hợp đơn giản chứa các ion.

Đánh giá

Bài 40. Nhận biết một số ion trong dung dịch | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 12 Cơ Bản

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Phương trình hóa học

Bài học này không có phương trình hóa học nào liên quan

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 12 Cơ Bản


CHƯƠNG 1 ESTE – LIPIT Bài 2. Lipit – Hóa học 12 Bài 3. Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp Bài 4. Luyện tập este và chất béo CHƯƠNG 2 CACBOHIDRAT Bài 6. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ Bài 7. Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của Cacbohiđrat Bài 8. Thực hành: Điều chế, tính chất hóa học của este và cacbohiđrat CHƯƠNG 3 AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN Bài 10. Amino axit Bài 11. Peptit và protein Bài 12. Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein CHƯƠNG 4 POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME Bài 14. Vật liệu polime Bài 15. Luyện tập: Polime và vật liệu polime Bài 16. Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime CHƯƠNG 5 ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI Bài 18. Tính chất của kim loại. Dãy điện hoá của kim loại Bài 19. Hợp kim Bài 20. Sự ăn mòn kim loại Bài 21. Điều chế kim loại Bài 22. Luyện tập: Tính chất của kim loại Bài 23. Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại Bài 24. Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại CHƯƠNG 6 KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM Bài 26. Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Bài 27. Nhôm và hợp chất của nhôm Bài 28. Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng Bài 29. Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm Bài 30. Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng CHƯƠNG 7 SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG Bài 32. Hợp chất của sắt Bài 33. Hợp kim của sắt Bài 34. Crom và hợp chất của Crom Bài 35. Đồng và hợp chất của đồng Bài 36. Sơ lược về Niken, Kẽm, Chì, Thiếc Bài 37. Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt Bài 38. Luyện tập: Tính chất hóa học của Crom, đồng và hợp chất của chúng Bài 39. Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, Bài 40. Nhận biết một số ion trong dung dịch Bài 41. Nhận biết một số chất khí Bài 42. Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ CHƯƠNG 9 HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG Bài 44. Hóa học và vấn đề xã hội Bài 45. Hóa học và vấn đề môi trường