CHƯƠNG 3 AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 12 Cơ Bản

Nội dung bài học trình bày cô đọng kiến thức về khái niệm, phân loại và cách gọi tên Aminđồng thời nhấn mạnh đến các tính chất của Amin.

Nội dung bài học


I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP

1. Khái niệm, phân loại

- Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin.

- Amin được phân loại theo hai cách thông dụng nhất:

+ Theo gốc hiđrocacbon:

* Amin mạch hở như CH3NH2, C2H5NH2,...,

* Amin thơm như C6H5NH2, CH3C6H4NH2,...

+ Theo bậc của amin (Bậc amin thường được tính bằng số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử nitơ):

* Amin bậc một như C2H5NH2

* Amin bậc hai như CH3-NH-CH3

* Amin bậc ba như

2. Danh pháp

Tên của các amin thường được gọi theo tên gốc - chức (gốc hiđrocacbon với chức amin) và tên thay thế.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước.

- Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

- Các amin thơm là chất lỏng hoặc chất rắn và dễ bị oxi hóa.

- Các amin đều độc.

III. CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Cấu tạo phân tử

Trong phân tử amin, nguyên tử N tạo được một, hai hoặc ba liên kết với gốc hiđrocacbon, tương ứng có amin bậc một RNH2, amin bậc hai R-NH-R1, amin bậc ba :

Như vậy, phân tử amin có nguyên tử nitơ tương tự như trong phân tử NH3 nên các amin có tính bazơ. Ngoài ra, amin còn có tính chất của gốc hiđrocacbon.

2. Tính chất hóa học

- Tính bazơ

* Thí nghiệm 1

Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch metylamin hoặc propylamin, màu quỳ tím chuyển thành xanh. Nếu nhúng quỳ tím vào dung dịch anilin, màu quỳ tím không đổi.

Giải thích:

Metylamin và propylamin cũng như nhiều amin khác khi tan trong nước phản ứng với nước tương tự NH3, sinh ra ion OH-. 

Thí dụ:

Anilin và các amin thơm khác phản ứng rất kém với nước.

* Thí nghiệm 2

Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm đựng nước. Anilin hầu như không tan và lắng xuống đáy ống nghiệm. Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl, thấy anilin tan. Đó là do anilin có tính bazơ, tác dụng với axit:

Các amin tan nhiều trong nước như metylamin, etylamin,... có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein, có lực bazơ mạnh hơn amoniac nhờ ảnh hưởng của nhóm ankyl.

Anilin có tính bazơ, nhưng dung dịch của nó không làm xanh giấy quỳ tím, cũng không làm hồng phenolphtalein vì lực bazơ của nó rất yếu và yếu hơn amoniac. Đó là do ảnh hưởng của gốc phenyl (tương tự phenol). Như vậy, có thể so sánh lực bazơ như sau:

- Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin

* Thí nghiệm: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đã đựng sẵn 1 ml anilin, thấy trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng.

* Giải thích: Do ảnh hưởng của nhóm NH2, ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm NH2 trong nhân thơm của anilin dễ bị thay thế bởi ba nguyên tử brom:

Phản ứng này dùng để nhận biết anilin.

Đánh giá

CHƯƠNG 3 AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 12 Cơ Bản

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Phương trình hóa học

Bài học này không có phương trình hóa học nào liên quan

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 12 Cơ Bản


CHƯƠNG 1 ESTE – LIPIT Bài 2. Lipit – Hóa học 12 Bài 3. Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp Bài 4. Luyện tập este và chất béo CHƯƠNG 2 CACBOHIDRAT Bài 6. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ Bài 7. Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của Cacbohiđrat Bài 8. Thực hành: Điều chế, tính chất hóa học của este và cacbohiđrat CHƯƠNG 3 AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN Bài 10. Amino axit Bài 11. Peptit và protein Bài 12. Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein CHƯƠNG 4 POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME Bài 14. Vật liệu polime Bài 15. Luyện tập: Polime và vật liệu polime Bài 16. Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime CHƯƠNG 5 ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI Bài 18. Tính chất của kim loại. Dãy điện hoá của kim loại Bài 19. Hợp kim Bài 20. Sự ăn mòn kim loại Bài 21. Điều chế kim loại Bài 22. Luyện tập: Tính chất của kim loại Bài 23. Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại Bài 24. Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại CHƯƠNG 6 KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM Bài 26. Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Bài 27. Nhôm và hợp chất của nhôm Bài 28. Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng Bài 29. Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm Bài 30. Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng CHƯƠNG 7 SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG Bài 32. Hợp chất của sắt Bài 33. Hợp kim của sắt Bài 34. Crom và hợp chất của Crom Bài 35. Đồng và hợp chất của đồng Bài 36. Sơ lược về Niken, Kẽm, Chì, Thiếc Bài 37. Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt Bài 38. Luyện tập: Tính chất hóa học của Crom, đồng và hợp chất của chúng Bài 39. Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, Bài 40. Nhận biết một số ion trong dung dịch Bài 41. Nhận biết một số chất khí Bài 42. Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ CHƯƠNG 9 HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG Bài 44. Hóa học và vấn đề xã hội Bài 45. Hóa học và vấn đề môi trường