Bài 8. Một số bazơ quan trọng | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 9

Nội dung bài học nghiên cứu về các vấn đề: Natri hidroxit NaOH và Canxi hidroxitCa(OH) có những tính chất vật lí, tính chất hóa học nào? Những ứng dụng trong đời sống và sản xuất gồm những gì?

Nội dung bài học


A. Natri Hiđroxit

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ 

- Natri hidroxit NaOH là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.

- Dung dịch NaOH có tính nhờn làm bục vải, giấy và ăn mòn da.Khi sử dụng natri hiđroxit phải hết sức cẩn thận 

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

NaOH là bazơ tan và có các tính chất hóa học của một bazơ tan:

- Làm đổi màu chất chỉ thị ( phenolphtalein, quì tím ).

- Tác dụng với axit.

- Tác dụng với oxit axit.

- Tác dụng với dung dịch muối.

1. Đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch NaOH làm quì tím chuyển sang màu xanh, phenolphtalein không màu thành màu đỏ.

2. Tác dụng với axit

Dung dịch NaOH tác dụng với axit, tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)

3. Tác dụng với oxit axit

Dung dịch NaOH tác dụng với oxit axit, tạo thành muối và nước

III. ỨNG DỤNG 

- Natri hiđroxit có nhiều ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong công nghiệp.

- Nó được dùng trong:

- Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt. 

- Sản xuất tơ nhân tạo.

- Sản xuất giấy.

- Sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất).

- Chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hoá chất khác. 

IV. SẢN XUẤT NATRI HIĐROXIT 

Natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bào hoà. Thùng điện phản có màng ngăn giữa cực âm và cực dương. Người ta thu được khí hiđro ở cực âm, khí clo ở cực dương và dung dịch NaOH trong thùng điện phân

 

1. NaOH là một chất kiềm, có những tính chất hoả học sau: đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit, oxif axit và muối. 

2. NaOH là hoá chất quan trọng của nhiều ngành công nghiệp.

3. NaOH được điều chế bằng phương pháp điện phân (có màng ngăn) dung dịch NaCl bão hoà, sản phẩm là dung dịch NaOH, khí H2 và Cl

 

B. CANXI HIDROXIT - THANG pH

I. TÍNH CHẤT

1. Pha cha dung dịch Canxi hidroxit

Dung dịch Ca(OH)2 có tên gọi thông thường là nước vôi trong.

Hòa tan một ít vôi tôi Ca(OH)2 trong nước, ta được một chất lỏng màu trắng có tên gọi là vôi nước hoặc vôi sữa. Lọc vôi nước ta được một chất lỏng trong suốt, không màu là dung dịch Ca(OH)2

2. Tính chất hóa học

Dung dịch Ca(OH)2 có tính chất hóa học của bazo tan

a. Làm đổi màu chất chỉ thị

dd Ca(OH)2 đổi màu quỳ tím thành xanh, hoặc đổi màu dd phenolptalein không màu thành màu hồng

b. Tác dụng với Axit (tạo muối và nước)

Phương trình hóa học:

H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + 2H2O

2HCl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2H2O

c. Tác dụng với oxit axit (tạo muối + nước)

Tuỳ theo tỉ lệ số mol của Ca(OH)2 với số SO2 mà có thể tạo muối trung hoà và nước, muối axit hoặc cả hai

muối.

Phương trình hóa học:

Ca(OH)2 + CO→ CaCO3 + H2O

Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O

d. Tác dụng với dung dịch muối (Học ở bài 9)

3. Ứng dụng của Canxi hidroxit

Làm vật liệu xây dựng

Khử chua đất trồng trọt

Khử độc các chất thải trong công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật

II. THANG pH

Thang pH dùng để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch

Nếu pH = 7 thì dung dịch là trung tính

Nếu pH > 7 thì dung dịch có tính bazơ ⇒ Nếu pH càng lớn, độ bazơ của dung dịch càng lớn và ngược lại

Nếu pH < 7 thì dung dịch có tính axit ⇒ Nếu pH càng nhỏ, độ axit của dung dịch càng lớn và ngược lại

 

1. Dung dịch canxi hidroxit là dung dịch kiềm (đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit, axit và muối). Canxi hidroxit có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.

2 pH của một dung dịch cho biết độ axit hoặc độ bazo của dung dịch : Trung tính : pH = 7; Tinh axit : pH < 7: Tính bazơ : pH >7

 

Đánh giá

Bài 8. Một số bazơ quan trọng | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 9

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5.0 / 5 sao

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 9


CHƯƠNG 1 CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Bài 2. Một số oxit quan trọng Bài 3. Tính chất hóa học của axit Bài 4. Một số axit quan trọng Bài 5. Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit Bài 6. Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ Bài 8. Một số bazơ quan trọng Bài 9. Tính chất hóa học của muối Bài 10. Một số muối quan trọng Bài 11. Phân bón hóa học Bài 12. Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ Bài 13. Luyện tập chương 1: Các hợp chất vô cơ Bài 14. Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối CHƯƠNG 2: KIM LOẠI Bài 16. Tính chất hoá học của kim loại Bài 17. Dãy hoạt động hoá học của kim loại Bài 18. Nhôm Bài 19. Sắt Bài 20. Hợp kim sắt: Gang, thép Bài 21. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn Bài 22. Luyện tập chương 2: Kim loại Bài 23. Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt Bài 24. Ôn tập học kì 1 CHƯƠNG 3 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Bài 26. Clo Bài 27. Cacbon Bài 28. Các oxit của cacbon Bài 29. Axit cacbonic và muối cacbonat Bài 30. Silic. Công nghiệp silicat. Bài 31. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Bài 32. Luyện tập chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Bài 33. Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng CHƯƠNG 4 HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU Bài 35. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ Bài 36. Metan Bài 37. Etilen Bài 38. Axetilen Bài 39. Benzen Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên Bài 41. Nhiên liệu Bài 42. Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu Bài 43. Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon CHƯƠNG 5 DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME Bài 45. Axit axetic Bài 46. Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic Bài 47. Chất béo Bài 49. Thực hành: Tính chất của rượu và axit Bài 50. Glucozơ Bài 51. Saccarozơ Bài 52. Tinh bột và xenlulozơ Bài 53. Protein Bài 54. Polime