Bài 30. Silic. Công nghiệp silicat. | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 9

Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong vỏ trái đất, ngành công nghiệp liên quan đến silic và hợp chất của nó gọi là công nghiệp silicat rất gần gũi trong đời sống, chúng ta hãy nghiên cứu về silic và ngành công nghiệp này

Nội dung bài học


I. SILIC

1. Trạng thái thiên nhiên

- Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi, chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.

- Trong thiên nhiên, silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ ở tồn tại ở dạng hợp chất.

- Các hợp chất của silic tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét (cao lanh).

2. Tính chất

a. Tính chất vật lí

- Silic là chất rắn, màu xám

- Khó nóng chảy

- Có vẻ sáng của kim loại

- Silic tinh thể là chất bán dẫn: là chất cách điện ở nhiệt độ thường, khi ở nhiệt độ cao trở thành chất dẫn điện. Silic tinh thể được ứng dụng làm chất bán dẫn trong kỹ thuật điện tử, chế tạo pin mặt trời.

b. Tính chất hóa học

- Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn cacbon, clo.

- Tính chất hóa học đặc trưng củá Si là tính khử: tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao.

Si(r) + O2(k)  -> SiO2(r) (điều kiện nhiệt độ)

II. Silic đioxit (SiO2)

-  SiO2 là chất rắn, không tan trong nước.

a. Tác dụng với kiềm tạo muối và nước

SiO2 + 2NaOH -> Na2SiO3 + H2O (điều kiện nhiệt độ)

b)Tác dụng với oxit bazơ tạo muối

SiO2 + CaO  -> CaSiO3 (điều kiện nhiệt độ)

III. Công nghiệp silicat

- Công nghiệp silicat là một ngành công nghiệp rất phát triển hiện nay, nó mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người. Sản phẩm chính của công nghiệp silicat gồm:

+ Đồ gốm, đồ sứ.

+ Thủy tinh.

 + Xi măng.

1. Sản xuất đồ gốm sứ

Nguyên liệu chính:

Đất sét, thạch anh, fenpat.

Các công đoạn chính

Nhào đất sét, thach anh, và fenpat với nước rồi tạo hình, sấy khô.

Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao thích hợp.

Cơ sở sản xuất

Gốm sứ bát tràng, Hải Dương, Đồng Nai.

2. Sản xuất xi măng

Nguyên liệu chính: Đất sét, đá vôi, cát

Các công đoạn chính: 

Nghiền nhỏ hỗn hợp thành dạng bùn.

Nung hỗn hợp trên trong lò quay ở nhiệt độ 1400 → 1500oC thu được clanhke rắn

Nghiền clanhke nguội và phụ gia thành bột mịn đó là xi măng

Cơ sở sản xuất xi măng ở nước ta: Hải Dương, Thanh Hoá, Hải Phòng, Hà Nam

3. Sản xuất thuỷ tinh

Nguyên liệu chính

Các thạch anh (cát trắng), đá vôi, sôđa (Na2CO3)

Các công đoạn chính

Trộn hỗn hợp theo tỉ lệ thích hợp.

Nung hỗn hợp khoảng 900oC

Làm nguội từ từ được thuỷ tinh dẻo, ép thổi thuỷ tinh dẻo thành các đồ vật

Các cơ sở sản xuất chính: Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng

 

Đánh giá

Bài 30. Silic. Công nghiệp silicat. | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 9

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 9


CHƯƠNG 1 CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Bài 2. Một số oxit quan trọng Bài 3. Tính chất hóa học của axit Bài 4. Một số axit quan trọng Bài 5. Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit Bài 6. Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ Bài 8. Một số bazơ quan trọng Bài 9. Tính chất hóa học của muối Bài 10. Một số muối quan trọng Bài 11. Phân bón hóa học Bài 12. Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ Bài 13. Luyện tập chương 1: Các hợp chất vô cơ Bài 14. Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối CHƯƠNG 2: KIM LOẠI Bài 16. Tính chất hoá học của kim loại Bài 17. Dãy hoạt động hoá học của kim loại Bài 18. Nhôm Bài 19. Sắt Bài 20. Hợp kim sắt: Gang, thép Bài 21. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn Bài 22. Luyện tập chương 2: Kim loại Bài 23. Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt Bài 24. Ôn tập học kì 1 CHƯƠNG 3 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Bài 26. Clo Bài 27. Cacbon Bài 28. Các oxit của cacbon Bài 29. Axit cacbonic và muối cacbonat Bài 30. Silic. Công nghiệp silicat. Bài 31. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Bài 32. Luyện tập chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Bài 33. Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng CHƯƠNG 4 HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU Bài 35. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ Bài 36. Metan Bài 37. Etilen Bài 38. Axetilen Bài 39. Benzen Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên Bài 41. Nhiên liệu Bài 42. Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu Bài 43. Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon CHƯƠNG 5 DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME Bài 45. Axit axetic Bài 46. Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic Bài 47. Chất béo Bài 49. Thực hành: Tính chất của rượu và axit Bài 50. Glucozơ Bài 51. Saccarozơ Bài 52. Tinh bột và xenlulozơ Bài 53. Protein Bài 54. Polime