Bài 38. Axetilen | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 9

Axetilen là một hiđrocacbon có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Vậy axetilen có công thức cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài giảng về Axrtilen.

Nội dung bài học


Axetilen là hidrocacbon, vì vậy khi đốt, axetilen sẽ cháy tạo ra CO2 và nước(H2O), tương tự Metan và etilen, axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng, ...

Tên hệ thống‎: ‎Ethyne

Điểm sôi‎: ‎−84 °C (189 K; −119 °F)

Độ axit (pKa)‎: ‎25

Khối lượng riêng‎: ‎1.097 kg m−3

Công thức phân tử: C2H2

Phân tử khối: 26

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Axetilen là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.

II. CẤU TẠO PHÂN TỬ

- Công thức cấu tạo của axetilen

- Viết gọn: HC≡CH.

- Trong phân tử axetilen có một liên kết ba, trong liên kết đó có 2 liên kết dễ bị đứt lần lượt trong phản ứng hóa học.

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tác dụng với oxi

- Khi đốt trong không khí, axetilen cháy với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt

2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O (điều kiện nhiệt độ)

- Khi axetilen cháy trong không khí, nhiệt độ ngọn lửa có thể lên đến 3000oC. Vì vậy, axetilen thường được sử dụng làm đèn xì để hàn cắt kim loại.

2. Tác dụng với dung dịch brom

- Vì trong phân tử axetilen có 2 liên kết kém bền, dễ bị bẻ gãy. Vì vậy axetilen có thể tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.

HC≡CH + 2Br2 → Br2CH-CHBr2

- Trong điều kiện thích hợp, axetilen còn tham gia phản ứng cộng với nhiều chất khác như H2, Cl2...

IV. ỨNG DỤNG

Nhiên liệu trong đèn xì oxi-axetilen, là nguyên liệu để sản xuất PVC, cao su, axit axêtic và nhiều hoá chất khác

V. ĐIỀU CHẾ

- Trong phòng thí nghiệm khi cần điều chế một lượng nhỏ khí axetilen thì cho canxi cacbua phản ứng với nước.

 CaC2 + 2H2O → C2H2↑ + Ca(OH)2

- Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao, sau đó làm lạnh nhanh.

 

Đánh giá

Bài 38. Axetilen | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 9

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 9


CHƯƠNG 1 CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Bài 2. Một số oxit quan trọng Bài 3. Tính chất hóa học của axit Bài 4. Một số axit quan trọng Bài 5. Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit Bài 6. Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ Bài 8. Một số bazơ quan trọng Bài 9. Tính chất hóa học của muối Bài 10. Một số muối quan trọng Bài 11. Phân bón hóa học Bài 12. Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ Bài 13. Luyện tập chương 1: Các hợp chất vô cơ Bài 14. Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối CHƯƠNG 2: KIM LOẠI Bài 16. Tính chất hoá học của kim loại Bài 17. Dãy hoạt động hoá học của kim loại Bài 18. Nhôm Bài 19. Sắt Bài 20. Hợp kim sắt: Gang, thép Bài 21. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn Bài 22. Luyện tập chương 2: Kim loại Bài 23. Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt Bài 24. Ôn tập học kì 1 CHƯƠNG 3 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Bài 26. Clo Bài 27. Cacbon Bài 28. Các oxit của cacbon Bài 29. Axit cacbonic và muối cacbonat Bài 30. Silic. Công nghiệp silicat. Bài 31. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Bài 32. Luyện tập chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Bài 33. Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng CHƯƠNG 4 HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU Bài 35. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ Bài 36. Metan Bài 37. Etilen Bài 38. Axetilen Bài 39. Benzen Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên Bài 41. Nhiên liệu Bài 42. Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu Bài 43. Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon CHƯƠNG 5 DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME Bài 45. Axit axetic Bài 46. Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic Bài 47. Chất béo Bài 49. Thực hành: Tính chất của rượu và axit Bài 50. Glucozơ Bài 51. Saccarozơ Bài 52. Tinh bột và xenlulozơ Bài 53. Protein Bài 54. Polime