Bài 11. Phân bón hóa học | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 9

Trong sự phát triển của thực vật thì những nguyên tố hóa học nào cần thiết phải có? (C, O, H, N, S,K, Ca, Mg...) Vậy những nguyên tố hóa học này có ở đâu? (Có trong đất và trong phân bón hóa học) Vậy phânbón hóa học có những công dụng như thế nào? Ta thường dùng những loại phân gì? Để biết được ta vào bài mới.

Nội dung bài học


I. NHỮNG NHU CẦU CỦA CÂY TRỒNG 

1. Thành phần của thực vật 

Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong thực vật, vào khoảng 90%. Các chất khô còn lại chừng 10%. Trong thành phần các chất khô có tới 99% là những nguyên tố C, H, O, N, K, Ca, P, Mg, S. Còn lại 1% là những nguyên tố vi lượng như B (bo), Cu, Zn, Fe, Mn (mangan). 

2. Vai trò của các nguyên tố hoá học đối với thực vật 

Các nguyên tố C, H, O là những nguyên tố cơ bản cấu tạo nên hợp chất gluxit (đường, tinh bột, xenlulozơ) của thực vật. Chúng ta đã biết, cây xanh tổng hợp gluxit từ khí CO2 trong khí quyển và H2O, Phản ứng quang hợp này có thể viết : 

nCO2 + mH20 ( điều kiện ánh sáng, chất diệp lục) --> Cn(H2O)m + nO2 

Nguyên tố N : Phần lớn thực vật không có khả năng động hoá nguyên tố nitơ dưới dạng khí N2 (chiếm 78% thể tích khí quyển), mà chủ yếu dưới dạng muối nitrat. Nguyên tố N kích thích cây trồng phát triển mạnh.

Nguyên tố P : Thực vật hấp thụ photpho dưới dạng muối đihiđrophotphat tan. Nguyên tố P kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật.

Nguyên tố K: Thực vật cần kali để tổng hợp nên chất diệp lục và kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt. Thực vật hấp thụ kali dưới dạng muối tan trong đất.

Nguyên tố S: Thực vật cần lưu huỳnh để tổng hợp nên protein, Lưu huỳnh được hấp thụ bởi thực vật dưới dạng muối sunfat tan.

Các nguyên tố Ca và Mg cân cho thực vật để sinh sản chất diệp lục cần thiết cho quá trình quang hợp.

Những nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật. Nếu dùng thừa hoặc thiếu những nguyên tố này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. 

II. NHỮNG PHÂN BÓN HOÁ HỌC THƯỜNG DÙNG 

Phân bón hóa học có thể dùng ở dạng đơn hoặc dạng kép.

1. Phân bón đơn

- Là phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N,P,K.

a) Phân đạm: Gồm Urê CO(NH2)2 chứa 46%N, Amôni nitrat NH4NO3 chứa 35%N, Amôni sunfat (NH4)2SO4 chứa 21%N.

b) Phân lân: Gồm Phôtphat tự nhiên: (chưa qua chế biến) ⇒ thành phần chính Ca3(PO4)2

Supephôtphat: (qua chế biến) ⇒ thành phần chính Ca (H2PO4)2

Phân kali: Gồm Kali clorua (KCl) và Kalisunfat (K2SO4) ⇒ dể tan trong nước.

2. Phân bón kép

- Là phân bón có chứa 2 hoặc 3 n/tố dinh dưỡng chính N,P,K.

- Trộn tỷ lệ lựa chọn thích hợp giữa đạm, lân, kali ⇒ NPK.

- Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hh: KNO3+ (NH4)2HPO4 + NH4NO3

3. Phân bón vi lượng

- Phân bón có chứa 1 số n/t hh B, Zn, Mn...dưới dạng hợp chất

 

 

Đánh giá

Bài 11. Phân bón hóa học | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 9

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5.0 / 5 sao

Phương trình hóa học

Bài học này không có phương trình hóa học nào liên quan

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 9


CHƯƠNG 1 CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Bài 2. Một số oxit quan trọng Bài 3. Tính chất hóa học của axit Bài 4. Một số axit quan trọng Bài 5. Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit Bài 6. Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ Bài 8. Một số bazơ quan trọng Bài 9. Tính chất hóa học của muối Bài 10. Một số muối quan trọng Bài 11. Phân bón hóa học Bài 12. Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ Bài 13. Luyện tập chương 1: Các hợp chất vô cơ Bài 14. Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối CHƯƠNG 2: KIM LOẠI Bài 16. Tính chất hoá học của kim loại Bài 17. Dãy hoạt động hoá học của kim loại Bài 18. Nhôm Bài 19. Sắt Bài 20. Hợp kim sắt: Gang, thép Bài 21. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn Bài 22. Luyện tập chương 2: Kim loại Bài 23. Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt Bài 24. Ôn tập học kì 1 CHƯƠNG 3 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Bài 26. Clo Bài 27. Cacbon Bài 28. Các oxit của cacbon Bài 29. Axit cacbonic và muối cacbonat Bài 30. Silic. Công nghiệp silicat. Bài 31. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Bài 32. Luyện tập chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Bài 33. Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng CHƯƠNG 4 HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU Bài 35. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ Bài 36. Metan Bài 37. Etilen Bài 38. Axetilen Bài 39. Benzen Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên Bài 41. Nhiên liệu Bài 42. Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu Bài 43. Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon CHƯƠNG 5 DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME Bài 45. Axit axetic Bài 46. Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic Bài 47. Chất béo Bài 49. Thực hành: Tính chất của rượu và axit Bài 50. Glucozơ Bài 51. Saccarozơ Bài 52. Tinh bột và xenlulozơ Bài 53. Protein Bài 54. Polime