Bài 25. Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp – Ứng dụng của oxi | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 8

Tìm hiểu sự oxi hóa là gì và ứng dụng trong đời sống.

Nội dung bài học


I. SỰ OXI HOÁ

1. Trả lời câu hỏi 

a) Hãy nêu ra hai phản ứng hoá học trong đó khí oxi tác dụng với đơn chất và một phản ứng hoá học trong đó khí oxi tác dụng với hợp chất.

b) Những phản ứng hoá học của các chất vừa kể trên với khí oxi được gọi là sự oxi hoá chất đó. Vậy có thể định nghĩa sự oxi hoá một chất là gì ?

2. Định nghĩa 

Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá. Chất đó có thể là đơn chất hay hợp chất. 

II. PHẢN ỨNG HOÁ HỢP

Định nghĩa 

Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. Trong nhiều phản ứng hoá học như phản ứng của oxi với phi kim (lưu huỳnh, photpho, cacbon), với kim loại (sắt, nhôm, magie), với các hợp chất (metan, dầu hoả...) có sự toả nhiệt. 

Ở nhiệt độ thường, các phản ứng hoá học đó hầu như không xảy ra. Nhưng chỉ cần nâng nhiệt độ để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, đồng thời toả ra nhiều nhiệt. Những phản ứng này được gọi là phản ứng toả nhiệt. 

III - ỨNG DỤNG CỦA OXI  

Hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của khí oxi là dùng cho sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu.

a) Sự hô hấp 

- Khí oxi cần cho sự hô hấp để oxi hoá chất dinh dưỡng trong cơ thể người và vật. Sự oxi hoá này diễn ra liên tục trong suốt quá trình sống, sinh ra khí cacbonic và năng lượng. Nguồn năng lượng này dùng để duy trì sự sống của cơ thể. Không có khí oxi, người và động vật không sống được.

- Những phi công phải bay cao, nơi thiếu khí oxi vì không khí quá loãng), thợ lặn, những chiến sĩ chữa cháy (phải làm việc ở nơi nhiều khói, có khí độc, thiếu không khí...) đều phải thở bằng khí oxi trong các bình đặc biệt.

b) Sự đột nhiên liệu 

- Các nhiên liệu cháy trong khí oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn trong không khí

- Trong công nghiệp sản xuất gang thép, người ta thổi khí oxi hoặc không khí có trộn thêm khí oxi vào lò luyện gang hoặc lò luyện thép nhằm tạo nhiệt độ cao, nâng cao hiệu suất và chất lượng gang thép.

- Hỗn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu xốp như mùn cưa, than gỗ là hỗn hợp nổ mạnh. Hỗn hợp này được dùng để chế tạo mìn phá đá, đào đất. Oxi lỏng còn dùng để đốt nhiên liệu trong tên lửa. 

1. Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá.

2. Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

3. Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. 

 

Đọc thêm 

Oxi được dùng trong đèn xì oxi - axetilen. Người ta đốt khí axetilen (khí đất đèn) và khí oxi ở đầu mỏ đèn xì. Hỗn hợp khí cháy với ngọn lửa dài, sáng xanh, nhiệt độ lên gần tới 3000 °C. Do đó, đèn xì oxi – axetilen được dùng để hàn hoặc cắt các tấm kim loại.

 

Đánh giá

Bài 25. Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp – Ứng dụng của oxi | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 8

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 8


Mở Đầu Môn Hóa Học Bài 2.Chất Bài 3 Bài Tập Thực Hành 1 Bài 4.Nguyên Tử Bài 5.Nguyên Tố Hóa Học Bài 6. Đơn chất và hợp chất – Phân tử Bài 7. Bài thực hành 2 - Sự lan tỏa của chất Bài 8. Bài luyện tập 1 – Hóa học 8 Bài 9. Công thức hóa học CHƯƠNG 2 PHẢN ỨNG HÓA HỌC Bài 13. Phản ứng hóa học Bài 14. Bài Thực Hành 3 Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng Bài 16. Phương trình hóa học Bài 17. Bài luyện tập 3 CHƯƠNG 3 MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC Bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất Bài 20. Tỉ khối của chất khí Bài 21. Tính theo công thức hóa học Bài 22. Tính theo phương trình hóa học Bài 23. Bài luyện tập 4 CHƯƠNG 4 OXI – KHÔNG KHÍ Bài 25. Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp – Ứng dụng của oxi Bài 26. Oxit Bài 27. Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy Bài 28. Không khí – Sự cháy Bài 29. Bài luyện tập 5 – Hóa học 8 Bài 30. Bài thực hành 4 CHƯƠNG 5 HIĐRO – NƯỚC Bài 32. Phản ứng oxi hóa – khử Bài 33. Điều chế khí hiđro – Phản ứng thế Bài 34. Bài luyện tập 6 Bài 35. Bài thực hành 5 Bài 36. Nước Bài 37. Axit – Bazơ – Muối Bài 38. Bài luyện tập 7 Bài 39. Bài thực hành 6 CHƯƠNG 6 DUNG DỊCH Bài 41. Độ tan của một chất trong nước Bài 42. Nồng độ dung dịch Bài 43. Pha chế dung dịch