Bài 23. Bài luyện tập 4 | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 8

Củng cố các khái niệm : mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí. Củng cố mối quan hệ giữa khối lượng chất lượng chất, thể tích khí. Vận dụng kiến thức giải bài tập và hiện tượng thực tế.

Nội dung bài học


I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 

1. Mol 

Các cụm từ sau có nghĩa như thế nào ?

- 1 mol nguyên tử Cu.

- 1,5 mol nguyên tử H.

- 2 mol phân tử H2.

- 0,15 mol phân tử H2O. 

Có nghĩa là : 

1 N nguyên tử Cu hay 6 x 1023 nguyên tử Cu.

- 1,5 N nguyên tử H hay 9x 1023 nguyên tử H.

- 2 N phân tử H2 hay 12 x 1023 phân tử H2.

- 0,15 N phân tử H2O hay 0,9 x 1023 phân tử H2O. 

2. Khối lượng mol 

Các câu sau có nghĩa như thế nào ?

- Khối lượng mol của nước là 18 g/mol.

- Khối lượng mol nguyên tử của hiđro là 1 g/mol.

- Khối lượng mol phân tử của hiđro là 2 g/mol.

- Khối lượng 1,5 mol nước là 27 g. 

Có nghĩa là:

- Khối lượng của N phân tử nước hay 6 x 1023 phân tử H2O là 18 g. 

Kí hiệu là MH2O = 18 g/mol.

- Khối lượng của N nguyên tử hiđro (H) (hay 6 x 10^3 nguyên tử H) là 1 g. 

Kí hiệu là MH = 1 g/mol.

- Khối lượng của N phân tử hiđro (H2) hay 6 x 10^23 phân tử H là 2 g 

Kí hiệu là MH2 = 2 g/mol.

- Khối lượng của 1,5 N phân tử H2O hay 9 x 1023 phân tử H2O là 27 g. 

3. Thể tích mol chất khí 

Hãy cho biết :

- Thể tích mol của các chất khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. 

Thể tích mol của các chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (0 °C và 1 atm).

- Khối lượng mol và thể tích mol của những chất khí khác nhau. 

Trả lời :

- Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 1 mol của bất kì chất khí nào cũng chiến những thể tích bằng nhau. Nếu nhiệt độ là 0 °C và áp suất là 1 atm thì những thể tích kểi đó bằng 22,4 lít,

- Những chất khí khác nhau (H, O2, CO2...) tuy có khối lượng mol không bằng nhau (MH2 = 2 g/mol, MO2= 32 g/mol, MCO2 = 44 g/mol), nhưng chúng có thể tích bằng nhau (cùng nhiêt độ và p). Nếu ở đktc : VH2 = VO2 = VCO2 = 22,4 lít.

4. Tỉ khối của chất khí

Các câu sau đó nghĩa như thế nào ?

- Tỉ khối của khí A đối với khí B (dA/B) bằng 1,5.

- Tỉ khối của khí CO2 đối với không khí (dCO2/kk) bằng 1,52. 

Có nghĩa là :

- Khối lượng mol của khí A lớn hơn khối lượng mol của khí B là 1,5 lần, hay là phân tử của khí A nặng hơn phân tử của khí B là 1,5 lần.

- Khối lượng mol của khí CO2 lớn hơn khối lượng của “mol không khí là 1,52 lần hoặc khối lượng của 1 V khí CO2 lớn hơn khối lượng của 1 V không khí là 1,52 lần (các thể tích khí đo cùng nhiệt độ và áp suất). 

 

Đánh giá

Bài 23. Bài luyện tập 4 | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 8

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Phương trình hóa học

Bài học này không có phương trình hóa học nào liên quan

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 8


Mở Đầu Môn Hóa Học Bài 2.Chất Bài 3 Bài Tập Thực Hành 1 Bài 4.Nguyên Tử Bài 5.Nguyên Tố Hóa Học Bài 6. Đơn chất và hợp chất – Phân tử Bài 7. Bài thực hành 2 - Sự lan tỏa của chất Bài 8. Bài luyện tập 1 – Hóa học 8 Bài 9. Công thức hóa học CHƯƠNG 2 PHẢN ỨNG HÓA HỌC Bài 13. Phản ứng hóa học Bài 14. Bài Thực Hành 3 Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng Bài 16. Phương trình hóa học Bài 17. Bài luyện tập 3 CHƯƠNG 3 MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC Bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất Bài 20. Tỉ khối của chất khí Bài 21. Tính theo công thức hóa học Bài 22. Tính theo phương trình hóa học Bài 23. Bài luyện tập 4 CHƯƠNG 4 OXI – KHÔNG KHÍ Bài 25. Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp – Ứng dụng của oxi Bài 26. Oxit Bài 27. Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy Bài 28. Không khí – Sự cháy Bài 29. Bài luyện tập 5 – Hóa học 8 Bài 30. Bài thực hành 4 CHƯƠNG 5 HIĐRO – NƯỚC Bài 32. Phản ứng oxi hóa – khử Bài 33. Điều chế khí hiđro – Phản ứng thế Bài 34. Bài luyện tập 6 Bài 35. Bài thực hành 5 Bài 36. Nước Bài 37. Axit – Bazơ – Muối Bài 38. Bài luyện tập 7 Bài 39. Bài thực hành 6 CHƯƠNG 6 DUNG DỊCH Bài 41. Độ tan của một chất trong nước Bài 42. Nồng độ dung dịch Bài 43. Pha chế dung dịch