Bài 37. Axit – Bazơ – Muối | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 8

Chúng ta đã làm quen với một loại hợp chất có tên là oxit. Trong các hợp chất vô cơ còn có các loại hợp chất khác : Axit, bazơ, muối. Chúng là những chất như thế nào ? Có công thức hoá học và tên gọi ra sao ? Được phân loại như thế nào ?

Nội dung bài học


I. Axit

1.Khái niệm

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.  

2. Công thức hoá học 

Công thức hoá học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit. 

3. Phân loại 

Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia ra làm 2 loại : Axit không có oxi (HCl, H2S...) và axit có oxi (H2SO4, H3PO4, HNO3, H2SO3...). 

4. Tên gọi 

a) Axit không có oxi: 

Tên axit : axit + tên phi kim + hiđric. 

b) Axit có nhiều nguyên tử oxi:

Tên axit ; axit + tên của phi kim + ic.

II. Bazơ

1. Định nghĩa

Bazơ là hợp chất mà phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH).

2. Công thức hóa học

Công thức hoá học của bazơ gồm một nguyên tử kim loại (M) và một hay nhiều nhóm hiđroxit -OH. Do nhóm – OH có hoá trị I nên kim loại có hoá trị bao nhiêu thì phân tử bazơ có bấy nhiêu nhóm – OH : M(OH)n , n = hoá trị của kim loại. 

3. Tên gọi 

Bazơ được gọi tên theo trình tự:

Tên bazơ: tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit

NaOH:  natri hiđroxit ;

Ca(OH)2 : canxi hiđroxit ;

Cu(OH)2 : đồng(II) hiđroxit ;

Fe(OH)3 : sắt(III) hiđroxit. 

4. Phân loại 

Các bazơ được chia làm 2 loại tuỳ theo tính tan của chúng.

a) Bazơ tan được trong nước gọi là kiềm. 

Thí dụ : NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2

b) Bazơ không tan trong nước

Thí dụ : Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3 

III. MUỐI

1. Khái niệm 

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. 

2. Công thức hoá học 

Công thức hoá học của muối gồm 2 phần : kim loại và gốc axit. 

3. Tên gọi 

Muối được gọi tên theo trình tự sau :

Tên muối : tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.

Na2SO4 : natri sunfat ;

Na2SO3 : natri sunfit ;

ZnCl2 : kẽm clorua ;

Fe(NO3)3 : sắt(III) nitrat ;

KHCO3 : kali hidrocacbonat.

4. Phân loại 

Theo thành phần, muối được chia ra hai loại : muối trung hoà và muối axit.

a) Muối trung hoà 

Muối trung hoà là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. 

Thí dụ : Na2SO4; Na2CO3; CaCO3

b) Muối axit 

Muối axit là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hoá trị của gốc axit bằng số nguyên tử hiđro đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

Thí dụ : NaHSO4, NaHCO3, Ca(HCO3)2

 

1. Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. Thí dụ : HCl – axit clohiđric, H2SO3, - axit sunfurơ, H2SO4,-axit sunfuric.

2. Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (- OH). Thí dụ : NaOH - natri hidroxit, Ca(OH)2 - canxi hiđroxit, Fe(OH)3 - sắt(III) hiđroxit. 

3. Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. Thí dụ : NaCl - natri clorua, BaSO4 - bari sunfat, NaHCO3-natri hiđrocacbonat. 

Đọc thêm

- Axit sunfuric H2SO4, axit clohiđric HCl, axit nitric HNO3 là những axit quan trọng trong sản xuất và đời sống. Axit axetic có trong giấm ăn, axit xitric có trong quả chanh.

- Natri hiđroxit (xút ăn da) NaOH, kali hiđroxit KOH, canxi hiđroxit Ca(OH)2 (nước vôi) là những bazơ quan trọng. 

 

 

 

Đánh giá

Bài 37. Axit – Bazơ – Muối | Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 8

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Phương trình hóa học

Bài học này không có phương trình hóa học nào liên quan

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 8


Mở Đầu Môn Hóa Học Bài 2.Chất Bài 3 Bài Tập Thực Hành 1 Bài 4.Nguyên Tử Bài 5.Nguyên Tố Hóa Học Bài 6. Đơn chất và hợp chất – Phân tử Bài 7. Bài thực hành 2 - Sự lan tỏa của chất Bài 8. Bài luyện tập 1 – Hóa học 8 Bài 9. Công thức hóa học CHƯƠNG 2 PHẢN ỨNG HÓA HỌC Bài 13. Phản ứng hóa học Bài 14. Bài Thực Hành 3 Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng Bài 16. Phương trình hóa học Bài 17. Bài luyện tập 3 CHƯƠNG 3 MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC Bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất Bài 20. Tỉ khối của chất khí Bài 21. Tính theo công thức hóa học Bài 22. Tính theo phương trình hóa học Bài 23. Bài luyện tập 4 CHƯƠNG 4 OXI – KHÔNG KHÍ Bài 25. Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp – Ứng dụng của oxi Bài 26. Oxit Bài 27. Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy Bài 28. Không khí – Sự cháy Bài 29. Bài luyện tập 5 – Hóa học 8 Bài 30. Bài thực hành 4 CHƯƠNG 5 HIĐRO – NƯỚC Bài 32. Phản ứng oxi hóa – khử Bài 33. Điều chế khí hiđro – Phản ứng thế Bài 34. Bài luyện tập 6 Bài 35. Bài thực hành 5 Bài 36. Nước Bài 37. Axit – Bazơ – Muối Bài 38. Bài luyện tập 7 Bài 39. Bài thực hành 6 CHƯƠNG 6 DUNG DỊCH Bài 41. Độ tan của một chất trong nước Bài 42. Nồng độ dung dịch Bài 43. Pha chế dung dịch