Bài 8. Xenlulozơ

Biết cấu trúc phân tử Xenlulozơ

Nội dung bài học


I- TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN

Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước, ngay cả khi đun nóng, không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường như ete, benzen,...

Xenlulozơ là thành phần chính cấu tạo nên lớp màng tế bào thực vật, là bộ khung của cây cối. Xenlulozơ có nhiều trong bông (95−98%), đay, gai, tre, nứa (50−80%), gỗ (40−50%).

II- CẤU TRÚC PHÂN TỬ

Xenlulozơ, (C6H10O5)n, có phân tử khối rất lớn (khoảng 1.000.000−2.400.000)

Xenlulozơ là một polime hợp thành từ các mắt xích β−glucozơ nối với nhau bởi các liên kết β−1,4 glicozit, phân tử xenlulozơ không phân nhánh, không xoắn.

Mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm OH tự do, nên có thể viết công thức cấu tạo của xenlulozơ là [C6H7O2(OH)3]n

III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Tương tự tinh bột, xenlulozơ không có tính khử; khi thủy phân xenlulozơ đến cùng thì thu được Glucozơ. Mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm OH tự do nên xenlulozơ có tính chất của ancol đa chức.

1. Phản ứng của polisaccarit

Thí nghiệm: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70% đun nóng đồng thời khuấy đều đến khi thu được dung dịch đồng nhất.

Hình: a) Thủy phân xenlulozơ                                                            b) Sản phẩm sau thủy phân

Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH10%, sau đó đun nóng với dung dịch AgNO3/NH3.

Hiện tượng: Bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm.

Giải thích: Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch axit nóng tạo ra glucozơ.

(C6H10O5)n+nH2O→ (H2SO4,to) nC6H12O6

Phản ứng thủy phân cũng xảy ra ở trong dạ dày động vật nhai lại (trâu,bò,...) nhờ enzim xenlulozơ.

2.Phản ứng của ancol đa chức

- Xenlulozơ phản ứng với HNO3 đặc có H2SO4 đặc làm xúc tác.

Thí nghiệm: Cho 4 ml axit HNO3 vào cốc thủy tinh, sau đó thêm tiếp 8 ml H2SO4 đặc, lắc đều và làm lạnh hỗn hợp bằng nước. Thêm tiếp vào cốc một nhúm bông. Đặt cốc chứa hỗn hợp phản ứng vào nồi nước nóng (khoảng 60−70%) khuấy nhẹ trong 5 phút, lọc lấy chất rửa sạch bằng nước rồi ép khô bằng giấy lọc sau đó sấy khô (tránh lửa).

Hiện tượng: Sản phẩm thu được có màu vàng. Khi đốt, sản phẩm cháy nhanh, không khói, không tàn.

Giải thích: Xenlulozơ phản ứng với (HNO3+H2SO4) khi đun nóng cho xenlulozơ trinitrat:

[C6H7O2(OH)3]n+3nHNO3→ (H2SO4,to)  [C6H7O2(ONO2)3]n+3nH2O

Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được dùng làm thuốc súng.

- Xenlulozơ tác dụng với anhiđrit axetic (CH3CO)2O sinh ra xenlulozơ triaxeta [C6H7O2(OOCCH3)3]n, là một chất dẻo dễ kéo thành tơ sợi.

- Sản phẩm của phản ứng giữa xenlulozơ với CS2 (cacbon đisunfua) và NaOH là một dung dịch rất nhớt gọi là visco. Khi bơm dung dịch nhớt này qua những lỗ rất nhỏ (đường kính 0,1 mm) ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng, xenlulozơ được giải phóng qua dưới dạng những sợi dài và mảnh, óng mượt như tơ, gọi là tơ visco.

- Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2, nhưng tan trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2.

IV- ỨNG DỤNG

- Các vật liệu chứa nhiều xenlulozơ như tre, gỗ, nứa,...thường được dùng làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình,...

- Xenlulozơ nguyên chất và gần nguyên chất được chế thành sợi, tơ, giấy viết, giấy làm bao bì, xenlulozơ trixetat dùng làm thuốc súng. Thủy phân xenlulozơ sẽ được glucozơ làm nguyên liệu để sản xuất etanol

Đánh giá

Bài 8. Xenlulozơ

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Phương trình hóa học

Bài học này không có phương trình hóa học nào liên quan

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao


CHƯƠNG I. ESTE LIPIT. Bài 1. Este Bài 2. Lipit Bài 3. Chất giặt rửa Bài 4. Luyện tập. Mối liên hệ giữa hiđrocacbon và một số dẫn xuất của hiđrocacbon CHƯƠNG II. CACBOHIDRAT. Bài 5. Glucozơ Bài 6. Saccarozơ Bài 7. Tinh bột Bài 8. Xenlulozơ CHƯƠNG 3. Bài 11. Amin Bài 12. Amino axit Bài 13 Peptit và protein CHƯƠNG 4. Bài 16. Đại cương về Polime Bài 17 Vật liệu polime CHƯƠNG 5. Bài 19. Kim loại và hợp kim Bài 20. Dãy điện hóa của kim loại Bài 22. Sự điện phân Bài 23.Sự ăn mòn kim loại Bài 24. Điều chế kim loại CHƯƠNG 6. Bài 28. Kim loại kiềm Bài 29. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Bài 30. Kim loại kiềm thổ Bài 31. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Bài 33. Nhôm Bài 34. Một số hợp chất quan trọng của nhôm CHƯƠNG 7. Bài 38. Crom Bài 39. Một số hợp chất của crom Bài 40. Sắt Bài 41. Một số hợp chất của sắt Bài 42. Hợp kim của sắt Bài 43. Đồng và một số hợp chất của đồng Bài 44. Sơ lược về một số kim loại khác CHƯƠNG 8. Bài 48. Nhận biết một số cation trong dung dịch Bài 49. Nhận biết một số anion trong dung dịch Bài 50. Nhận biết một số chất khí Bài 51. Chuẩn độ axit – bazơ Bài 52. Chuẩn độ oxi hóa – khử bằng phương pháp pemanganat CHƯƠNG 9. Bài 56. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế Bài 57. Hóa học và vấn đề xã hội Bài 58. Hóa học và vấn đề môi trường