Bài 29. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

Hiểu tính chất hóa học của NaOH, NaHCO3, Na2CO3 và phương pháp điều chế NaOH

Nội dung bài học


I- NATRI HIĐROXIT, NaOH

1.Tính chất

Natri hiđroxit là chất rắn, không màu, hút ẩm, nóng chảy ở 322oC, tan nhiều trong nước.

Natri hiđroxit là bazơ mạnh, khi tan trong nước nó phân li hoàn toàn thành ion:

NaOH(dd) → Na+(dd)+ OH(dd)

Tác dụng với axit, oxit axit tạo thành muối và nước.

Tác dụng với một số dung dịch muối, tạo thành bazơ không tan.

Thí dụ: Cu2+(dd)+2OH(dd)→Cu(OH)2(r)

2. Ứng dụng

Natri hiđroxit có nhiều ứng dụng quan trọng trong các ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ, luyện nhôm, xà phòng, giấy, dệt,...

3. Điều chế

Sản lượng NaOH hằng năm trên thế đạt khoảng 31.000.000 tấn. Trong công nghiệp, người ta điều chế NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl bão hòa. Thùng điện phân dung dịch NaCl có cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì. Giữa hai điện cực có vách ngăn xốp.

Ở điện cực âm (catot)

Trên bề mặt của cực âm có các ion Na+ và phân tử H2O. Ở đây xảy ra sự khử các phân tử H2O:  2H2O+2e→H2+2OH

Ở cực dương (anot)

Trên bề mặt cực dương có các ion Cl và phân tử H2O. Ở đây xảy ra sự oxi hóa các ion Cl:  2Cl→Cl2+2e

Phương trình điện phân dung dịch NaCl (có vách ngăn):

2NaCl+2H2O−→điện phân có vách ngăn H2↑+Cl2↑+2NaOH

Dung dịch NaOH thu được có lẫn nhiều NaCl.Người ta cô đặc dung dịch, NaCl ít tan so với NaOH nên kết tinh trước. Tách NaCl ra khỏi dung dịch, còn lại là dung dịch NaOH.

II- NATRI HIĐROCACBONAT VÀ NATRI CACBONAT

1. Natri hiđrocacbonat, NaHCO3

a) Tính chất

Bị phân hủy bởi nhiệt:

2NaHCO3→to Na2CO3+H2O+CO2

Tính lưỡng tính:

NaHCO3 là muối của axit yếu, tác dụng được với nhiều axit

NaHCO3+HCl→NaCl+H2O+CO2

Phương trình ion rút gọn:

HCO3+H+→H2O+CO2

Trong phản ứng này, ion HCO3 nhận proton, thể hiện tính chất của bazơ.

NaHCO3 là muối axit, tác dụng được với dung dịch bazơ tạo ra muối trung hòa

NaHCO3+NaOH→Na2CO3+H2O

Phương trình ion rút gọn:

HCO3+OH→CO2−3+H2O

Trong phương trình phản ứng này, ion HCO3 nhường proton, thể hiện tính chất của axit.

Nhận xét: Muối NaHCO3 có lưỡng tính, là tính chất của ion HCO3: Khi tác dụng với axit, nó thể hiện tính bazơ; khi tác dụng với bazơ, nó thể hiện tính axit. Tuy nhiên, tính bazơ chiểm ưu thế.

b) Ứng dụng

Natri hiđrocacbonat được dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát,...

2. Natri cacbonat, Na2CO3

a) Tính chất

Natri cacbonat dễ tan trong nước, nóng chảy ở 850oC

Na2O3 là muối của axit yếu, tác dụng được nhiều với axit:

Na2CO3+2HCl→2NaCl+H2O+CO2

Phương trình ion rút gọn:

CO2−3+2H+→H2O+CO2

Ion CO2−3 nhận proton, có tính chất của một bazơ. Muối Na2CO3 có tính bazơ.

b) Ứng dụng

Muối natri cacbonat là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, xà phòng, giấy, dệt và điều chế nhiều muối khác. Dung dịch natri cacbonat dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy trước khi sơn, tráng kim loại. Natri cacbonat còn được dùng trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa.

Đánh giá

Bài 29. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Phương trình hóa học

Bài học này không có phương trình hóa học nào liên quan

Bài học khác trong Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao


CHƯƠNG I. ESTE LIPIT. Bài 1. Este Bài 2. Lipit Bài 3. Chất giặt rửa Bài 4. Luyện tập. Mối liên hệ giữa hiđrocacbon và một số dẫn xuất của hiđrocacbon CHƯƠNG II. CACBOHIDRAT. Bài 5. Glucozơ Bài 6. Saccarozơ Bài 7. Tinh bột Bài 8. Xenlulozơ CHƯƠNG 3. Bài 11. Amin Bài 12. Amino axit Bài 13 Peptit và protein CHƯƠNG 4. Bài 16. Đại cương về Polime Bài 17 Vật liệu polime CHƯƠNG 5. Bài 19. Kim loại và hợp kim Bài 20. Dãy điện hóa của kim loại Bài 22. Sự điện phân Bài 23.Sự ăn mòn kim loại Bài 24. Điều chế kim loại CHƯƠNG 6. Bài 28. Kim loại kiềm Bài 29. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Bài 30. Kim loại kiềm thổ Bài 31. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Bài 33. Nhôm Bài 34. Một số hợp chất quan trọng của nhôm CHƯƠNG 7. Bài 38. Crom Bài 39. Một số hợp chất của crom Bài 40. Sắt Bài 41. Một số hợp chất của sắt Bài 42. Hợp kim của sắt Bài 43. Đồng và một số hợp chất của đồng Bài 44. Sơ lược về một số kim loại khác CHƯƠNG 8. Bài 48. Nhận biết một số cation trong dung dịch Bài 49. Nhận biết một số anion trong dung dịch Bài 50. Nhận biết một số chất khí Bài 51. Chuẩn độ axit – bazơ Bài 52. Chuẩn độ oxi hóa – khử bằng phương pháp pemanganat CHƯƠNG 9. Bài 56. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế Bài 57. Hóa học và vấn đề xã hội Bài 58. Hóa học và vấn đề môi trường