Nguyên tử / Phân tử khối (g/mol) 51.99610 ± 0.00060
Trạng thái thông thường rắn
Nhiệt độ sôi (°C) 2944
Nhiệt độ nóng chảy (°C) 2180
Năng lượng ion hoá thứ nhất 652
Các công dụng của crom: Trong ngành luyện kim, để tăng cường khả năng chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt: như là một thành phần của hợp kim, chẳng hạn trong thép không gỉ để làm dao, kéo. trong mạ crom, trong quá trình anot hóa (dương cực hóa) nhôm, theo nghĩa đen là chuyển bề mặt nhôm thành ruby. Làm thuốc nhuộm và sơn: Ôxít crom (III) (Cr2O3) là chất đánh bóng kim loại với tên gọi phấn lục. Các muối crom nhuộm màu cho thủy tinh thành màu xanh lục của ngọc lục bảo. Crom là thành phần tạo ra màu đỏ của hồng ngọc, vì thế nó được sử dụng trong sản xuất hồng ngọc tổng hợp. tạo ra màu vàng rực rỡ của thuốc nhuộm và sơn Là một chất xúc tác. Cromit được sử dụng làm khuôn để nung gạch, ngói. Các muối crom được sử dụng trong quá trình thuộc da. Dicromat kali (K2Cr2O7)là một thuốc thử hóa học, được sử dụng trong quá trình làm vệ sinh các thiết bị bằng thủy tinh trong phòng thí nghiệm cũng như trong vai trò của một tác nhân chuẩn độ. Nó cũng được sử dụng làm thuốc cẩn màu (ổn định màu) cho các thuốc nhuộm vải. Ôxít crom (IV) (CrO2) được sử dụng trong sản xuất băng từ, trong đó độ kháng từ cao hơn so với các băng bằng ôxít sắt tạo ra hiệu suất tốt hơn. Trong thiết bị khoan giếng như là chất chống ăn mòn. Trong y học, như là chất phụ trợ ăn kiêng để giảm cân, thông thường dưới dạng clorua crom (III) hay picolinat crom (III) (CrCl3). Hexacacbonyl crom (Cr(CO)6) được sử dụng làm phụ gia cho xăng. Borua crom (CrB) được sử dụng làm dây dẫn điện chịu nhiệt độ cao. Sulfat crom (III) (Cr2(SO4)3) được sử dụng như là chất nhuộm màu xanh lục trong các loại sơn, đồ gốm sứ, véc ni và mực cũng như trong quy trình mạ crom. Làm hợp chất niken-crôm dùng trong bàn ủi, bếp điện,... (vì nó có nhiệt độ hoạt động khoảng 1000-1100 độ C).
Chia sẻ qua facebook
Hoặc chia sẽ link trực tiếp:
http://v1.phuongtrinhhoahoc.com/chat-hoa-hoc-Cr-Crom-3767Các bài học trong Sách Giáo Khoa bạn có thể tham khảo thêm
Khi nghiên cứu về tính chất của một chất khi nào đó, một câu hỏi được đặt ra là chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí đã biết là bao nhiều, hoặc nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? Chúng ta hãy tìm hiểu bài học.
Nếu biết công thức hoá học của một chất, em có thể xác định được thành phần phần trăm các nguyên tố của nó. Ngược lại, nếu biết thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất, em có thể xác định được công thức hoá học của nó.
Khi điều chế một lượng chất nào đó trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp, người ta có thể tính được lượng các chất cần dùng (nguyên liệu). Ngược lại, nếu biết lượng nguyên liệu người ta có thể tính được lượng chất điều chế được (sản phẩm).
Củng cố các khái niệm : mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí. Củng cố mối quan hệ giữa khối lượng chất lượng chất, thể tích khí. Vận dụng kiến thức giải bài tập và hiện tượng thực tế.
Ở các lớp dưới, các biết gì về nguyên tố oxi, về đơn chất phi kim oxi? Các bạn có nhận xét gì về màu sắc, mùi vị và tính tan trong nước của khí oxi? Oxi có thể tác dụng với các chất khác được không? Nếu được thì mạnh hay yếu? Cụ thể chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các vấn đề trên trong bài giảng Tính chất của oxi ngày hôm nay nhé.
Dưới đây là các câu hỏi về liệu Cr có thể tác dụng với chất nào khác không. Bạn có thể
Hãy giúp Phương Trình Hóa Học chọn lọc những nội dung tốt bạn nhé!