Thù hình

Thù hình là hiện tượng một nguyên tố hóa học tồn tại ở một số ...

Giới thiệu khái niệm

Thù hình là hiện tượng một nguyên tố hóa học tồn tại ở một số dạng đơn chất khác nhau. Những dạng đơn chất khác nhau của một nguyên tố hóa học được gọi là dạng thù hình.

Chi tiết khái niệm

Thù hình là hiện tượng một nguyên tố hóa học tồn tại ở một số dạng đơn chất khác nhau. Những dạng đơn chất khác nhau của một nguyên tố hóa học được gọi là dạng thù hình.

Các dạng thù hình của nguyên tố cacbon

Có hai nguyên nhân gây nên tính thù hình:

Một là, do sự khác nhau về số lượng nguyên tử trong phân tử, chẳng hạn như ôxy phân tử (O2) và ôzôn (O3) là hai dạng thù hình của nguyên tố ôxy.

Hai là, do sự khác nhau về cấu trúc của tinh thể, chẳng hạn kim cương và than chì là hai dạng thù hình của nguyên tố cacbon; phốtpho trắng, phốtpho đỏ và phốtpho đen là ba dạng thù hình của nguyên tố phốtpho.


Sự khác nhau về cấu tạo tinh thể nên các dạng thù hình của một nguyên tố có các tính chất khác nhau, nhất là các tính chất vật lý. Ví dụ điển hình là tinh thể kim cương trong suốt, rất cứng, cách điện và cách nhiệt, trong khi đó tinh thể than chì có màu đen xám, mềm, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Sự khác nhau về tính chất vật lí của hai dạng thù hình nguyên tố Lưu huỳnh

 


Tìm hiểu thêm Thù hình

Đánh giá

Thù hình | Khái niệm hoá học

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Xem thêm các khái niệm liên quan

Đa hình

Một vật liệu rắn có thể tồn tại ở nhiều cấu trúc tinh thể khác nhau được gọi là hiện tượng đa hình. Những vật liệu kết tinh như polymer, khoáng vật, kim loại và liên quan đến thù hình, một kiểu đề cập đến nguyên tố hóa học đều có thể tìm thấy hiện tượng đa hình. Hình dạng hoàn chỉnh của vật liệu được miêu tả bởi tính đa hình và các thông số khác như dạng thường tinh thể, tỉ lệ vô định hình hoặc khuyết tật tinh thể. Đa hình liên quan đến các lĩnh vực dược học, hóa nông, chất tạo màu, chất nhuộm, thực phẩm, và chất nổ.

Xem chi tiết

Hỗn hống (Amalgam)

Hỗn hống là hợp kim của thủy ngân với các kim loại khác, như hỗn hống các kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, kẽm, cadimi, antimon, nhôm, thiếc, đồng, chì, bismut, vàng...Các hỗn hống thu được bằng điện phân và chưng cất ở nhiệt độ thấp được sử dụng điều chế kim loại tự cháy có hoạt tính hơn so với các loại này được điều chế ở nhiệt độ cao. Chúng được sử dụng trong luyện kim các kim loại quý.

Xem chi tiết

Khối lượng ion

Xem chi tiết