Hidroxit lưỡng tính

Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như ...

Giới thiệu khái niệm

Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như base

Chi tiết khái niệm

Theo thuyết Areniut hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như base

Thí dụ: Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính

Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-: Phân li theo kiểu base

Zn(OH)2 2H+ + ZnO22- : Phân li theo kiểu axit

Để thể hiện tính axit của Zn(OH)2 người ta thường viết nó dưới dạng H2ZnO2.

Một số hidroxit lưỡng tính thường gặp là Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)3, Cu(OH)2. Chúng đều tan ít trong nước và lực axit, lực base đều yếu.


Tìm hiểu thêm Hidroxit lưỡng tính

Đánh giá

Hidroxit lưỡng tính | Khái niệm hoá học

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Xem thêm các khái niệm liên quan

Axit silixic

Cấu tạo phân tử của axit silixic chưa được xác định, nó có thể ứng với hai công thức H4SiO4 và H2SiO3. Axit silixic có thể tồn tại dưới dạng đơn phân tử tự do H4SiO4 ở trong dung dịch, nhưng những phân tử đó dễ ngưng tụ với nhau mất bớt nước tạo thành những hạt lớn hơn của dung dịch keo.

Xem chi tiết

Gốc hiđrocacbon

Gốc hdirocacbon là phần còn lại sau khi tách một hoặc một số nguyên tử hiđro khỏi một phân tử hiđrocacbon.

Xem chi tiết

Quy tắc cộng Maccopnhicop (Markovnikov)

Khi cộng một tác nhân không đối xứng (HX, HOH ...) vào một anken (hay ankin) không đối xứng, phản ứng xảy ra theo hướng: - Phần dương (+) của tác nhân sẽ liên kết với cacbon có nhiều hiđro hơn. - Phần âm ( – ) của tác nhân sẽ liên kết với cacbon ít hiđro hơn của liên kết đôi hay liên kết ba.

Xem chi tiết